Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sử dụng tã giấy, bỉm kém chất lượng tác hại đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

Tại hội thảo “Chất lượng bỉm và tã giấy cho trẻ em” ngày 18.11, TS Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục QLCT, Bộ Công Thương – cũng khẳng định, nhìn chung quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước rất chặt và tương đối đầy đủ.

Nhưng riêng mặt hàng bỉm và tã giấy trẻ em hiện chưa có quy chuẩn và tiêu chuẩn do cấp có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, hiện chỉ có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất công bố được ghi trên nhãn hàng hoá để kiểm tra và nếu có vi phạm thì xử lý.

Chất lượng của tã giấy và bỉm đang là mối quan tâm và lo lắng của các bậc phụ huynh.

Chất lượng còn thả nổi

Sở dĩ tã giấy, bỉm giúp da bé luôn khô ráo là do nó chứa các hạt siêu thấm polypropylene, có khả năng hoá đông nước tiểu ngay lập tức, tạo thành một chất gel. Nhờ đó, nước tiểu không thấm ngược lên da, gây ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu sử dụng các sản phẩm kém chất lượng hay sử dụng không đúng cách với bỉm và tã giấy sẽ gây những tác hại cho sức khoẻ và sự phát triển của bé.

Mặc dù vậy, việc quản lý chất lượng của mặt hàng này hầu như không được quan tâm. Từ trước đến nay, chưa có một cuộc hội thảo nào được tổ chức, cũng chưa có một quy chuẩn nào về chất lượng bỉm và chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý chất lượng bỉm trẻ em. Chất lượng mặt hàng bỉm và tã giấy do doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm dựa trên một số tiêu chí: Nguyên – vật liệu sản xuất; khối lượng, kích thước, khả năng, tốc độ hút nước, độ P/H; giới hạn vi trùng không gây bệnh và giới hạn nấm mốc, nguyên liệu không chứa chất dioxin và clo nguyên tử.

Thực tế có một số cơ sở sản xuất tư nhân, cơ sở gia công, thậm chí một số doanh nghiệp, do lợi nhuận mà sẵn sàng sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, có màu sắc bao bì na ná giống các loại giấy, bỉm có uy tín trên thị trường. Trên phố Lãn Ông, các sản phẩm dành cho phụ nữ và trẻ em như bỉm, khăn giấy, tã lót, BVS… được bày bán tràn lan. Ngoài các loại bỉm có nhãn hiệu Huggies, Bobby Fresh, Nannys… còn có các loại bỉm được đóng gói bằng túi nylon, không nguồn gốc, xuất xứ được bán với giá khoảng 15.000 đồng/bịch 10 miếng – chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 các loại bỉm có uy tín trên thị trường. Dẫu vậy, loại bỉm này vẫn thu hút khá đông khách hàng bình dân, có lẽ bởi giá cả và những lời thuyết phục của nhân viên bán hàng rằng chất lượng không thua kém gì các loại khác, nhưng không phải đóng gói bao bì nên giá cả rẻ hơn. Các loại bỉm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc này được bán tràn lan trên các tuyến phố chủ yếu bằng hình thức bán rong mà không có một cơ quan, đơn vị nào kiểm soát.

Hãy là người tiêu dùng có kiến thức

Tại hội thảo “Chất lượng và tã giấy cho trẻ em”, ThS Ngô Anh Vinh – khoa Cấp cứu BV Nhi T.Ư – cho biết, những loại tã giấy, bỉm chất lượng tốt thường có thêm những hạt siêu thấm, giúp thấm hút các chất thải và phân bổ đều theo dọc tã, giúp bé cảm thấy dễ chịu. Còn các loại tã giấy, bỉm không đảm bảo chất lượng thường có độ thấm hút rất kém, không đạt tiêu chuẩn khử trùng, da trẻ vốn nhạy cảm, nếu dùng lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Hơn nữa, khi trẻ đi vệ sinh xong chưa kịp thay bỉm sẽ gây thấm ngược trở lại vùng da và hình thành vi khuẩn, mầm gây bệnh cho trẻ. Ở một số trẻ, các thương tổn lan rộng ra vùng khác. Bệnh còn có thể gây tổn thương vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính, có tác hại cho tinh hoàn.

Để phòng tránh viêm da do tã lót, phải giữ cho vùng da quấn tã lót, bỉm luôn khô thoáng, sạch sẽ, thay tã lót thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Nếu dùng tã giấy, nên chọn loại thấm hút nhanh, tốt, kích thước phù hợp với cân nặng và khoảng 2 tiếng thay bỉm 1 lần. Khi trẻ bị viêm da phải dừng ngay việc mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thoáng, khô sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay…

Meyeucon.org - 21/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chính phủ ra công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết
  • Bé suýt chết sau khi bị lây bệnh viêm màng não từ con mèo
  • Có phải Bộ Y tế muốn giấu dịch sởi?
  • Đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi ở trẻ
  • Bé 4 tuổi ghép 7 cơ quan nội tạng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn