Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sinh non khiến xu hướng bị loạn thần ở trẻ tăng gấp đôi

Những nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng trẻ sinh non dễ có những trục trặc hành vi khi còn ngồi ghế nhà trường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất trên 1,3 triệu hồ sơ y học ở Thụy Điển còn tìm thấy nguy cơ đó kéo dài cho đến tận tuổi trưởng thành.

Sinh non khiến xu hướng bị loạn thần ở trẻ tăng gấp đôi

Các bé chào đời lúc 36 tuần thai hoặc sớm hơn thì khi trưởng thành có nguy cơ cao gấp đôi mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm, so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, một nghiên cứu vừa phát hiện điều đó.

Chưa hết, các trẻ sinh non ở tuần 32 hoặc sớm hơn thì có nguy cơ phải nhập viện vì rối loạn tâm thần khi trưởng thành cao gấp 3 so với trẻ bình thường.

Những nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng trẻ sinh non dễ có những trục trặc hành vi khi còn ngồi ghế nhà trường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất trên 1,3 triệu hồ sơ y học ở Thụy Điển còn tìm thấy nguy cơ đó kéo dài cho đến tận tuổi trưởng thành.

Các chuyên gia từ Đại học Hoàng gia London đã kiểm tra các hồ sơ y tế của 10.000 người từng phải nhập viện vì trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn phân ly, rối loạn ăn uống, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy…

Họ phát hiện ở tuổi trưởng thành, những người từng bị sinh quá sớm (chưa đầy 32 tuần thai) thì có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 3 lần, tỷ lệ bị rối loạn phân ly cao gấp 7,4 lần, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần cao gấp 2,5 lần và tỷ lệ bị rối loạn ăn uống cao gấp 3,5 lần.

Nhóm sinh sớm vừa (từ 33 đến 36 tuần thai) thì có nguy cơ bị trầm cảm gấp 1,3 lần, rối loạn phân ly cao gấp 2,7 lần, và nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao gấp 1,6 lần.

Theo các nhà nghiên cứu, não của các em bé sinh non nhạy cảm hơn trước những tổn thương ở vùng này, do hệ thần kinh của các bé còn kém phát triển. Điều đó lý giải cho sự gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở giai đoạn sau của cuộc đời.

Trên cơ sở nghiên cứu này, các chuyên gia đề nghị nên đưa các xét nghiệm định kỳ về rối loạn hành vi với nhóm trẻ 5 tuổi, từ đó phát hiện sớm các vấn đề về tâm thần.

Tiến sĩ Chiara Nosarti, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Vì chúng tôi chỉ xem xét đến những trường hợp nặng nhất – tức là đã phải nhập viện – vì thế có thể trong thực tế số ca mắc còn cao hơn nhiều, tức là mối liên hệ giữa sinh non và rối loạn tâm thần còn mạnh hơn nhiều”.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết sau khi sinh con , Sự phát triển của trẻ , Sức khỏe trẻ em , Trẻ sơ sinh thiếu tháng

Bài viết liên quan

  • Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non
  • Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Chế độ dinh dưỡng quyết định trí thông minh của trẻ 
  • Cha mẹ không thể bỏ qua những yếu tố này nếu muốn con phát triển chiều cao tối đa
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn