Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

Hỏi Đáp
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe & Cuộc Sống
  • Tin tức

Sức Khỏe và Cuộc Sống

Biện pháp phòng tránh bị cước mùa đông

11/01/2013

Mùa đông thời tiết thường rét đậm, kéo dài, nhiệt độ hạ thấp xuống chính là nguyên nhân mọi người dễ mắc bệnh cước. Với những biểu hiện là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn gây khó chịu cho người mắc phải. Vậy cách phòng tránh cước vào mùa đông như thế nào?

Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân. Bệnh hay gặp ở những người hay phải ra ngoài trời lạnh, nhất là những người lao động chân tay như: nông dân, bơi đò, vận động viên đua thuyền… và cũng hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Do khí hậu lạnh, độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết, trợt loét rất lâu lành. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương, thâm tím khi nhúng vào nước lạnh và ngứa ngáy khi được ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi.

Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân.

Cước được chia làm hai thể: Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát; Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và lại tái phát vào mùa đông năm sau. Bệnh có thể đi kèm với Cryoglobulin niệu hoặc lupus ban đỏ, sơ cứng bì.

Phòng bệnh thế nào?

Bạn nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, đi găng tay, đội mũ len, đeo khẩu trang, đi bít tất len và sưởi ấm sau khi nhiễm lạnh. Khi đã bị cước, bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể dùng một số loại thuốc sau: nifedipin 20mg ba lần một ngày. Đây là thuốc điều trị tim mạch, huyết áp có tác dụng giãn mạch ngoại vi tăng cường nuôi dưỡng tế bào. Hoặc nicotinamide (astymicin fort) 100mg ba lần một ngày hoặc dipyridamole 25mg ba lần một ngày. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi và tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào.

Ngoài ra, tại chỗ bôi mỡ corticoide, xoa dầu nóng như cao sao vàng, dầu phật linh, dầu quế… ngâm chân tay vào nước gừng ấm trước khi đi ngủ. Khi bị hoại tử phải rửa vết thương và băng vô trùng, thay băng hằng ngày.

Để không bị cước chân tay mùa lạnh, cần ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là những chất giàu đạm; không uống rượu bia, không hút thuốc lá thuốc lào; Khi ra ngoài trời lạnh, nhớ mang theo các loại khăn, mũ, găng tay để giữ ấm cho cơ thể.

Gửi email

Chủ đề:

Chăm sóc sức khỏe Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

Không nên cho trẻ lại gần bếp khi đang nấu ăn.Biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ
Những tổn thương do bệnh nhiệt miệngBệnh nhiệt miệng: thuốc điều trị và biện pháp phòng ngừa
can-thiCác biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ em
Thường xuyên kiểm tra cảm giác ở ngực, nếu thấy bất thường sau kỳ kinh nguyệt, nên đi gặp bác sĩ ngay.5 biện pháp giúp phòng ngừa ung thư vú

Có thể bạn quan tâm

Hoan-thien-ky-nang-giao-tiep-cua-tre-tu-khi-3-tuoi_Tin180.com_001Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ từ khi 3 tuổi
Lượng sữa của bạn sau đẻ mổ bị hạn chế, vì vậy bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước.Sinh mổ cần ăn uống sao cho đảm bảo sức khỏe?
Vào mùa thu, tiết trời khô hanh khiến cho da của bé luôn bị căng ra, mất độ ẩm.Nguyên nhân khiến bé yêu trở nên “khó tính”
Mối nguy hại viêm xoang đối với trẻ

Bình luận bằng Facebook

Bình luận Cancel reply

Sự phát triển của trẻ

Theo tháng:

Sự phát triển của thai nhi

Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé

Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bản quyền © 2019 · Mẹ Yêu Con