Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

Hỏi Đáp
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe & Cuộc Sống
  • Tin tức

Mẹ mang thai

Một số biến chứng có thể gặp ở mẹ và bé khi sinh mổ

22/03/2013

Hiện nay, ngành y học ngày càng phát triển, với lý do ít đau và có thể chọn được khung giờ tốt để bé chào đời nên nhiều sản phụ đã chọn cách sinh mổ thay vì sinh thường. Nhưng các mẹ bầu cũng phải biết rằng, sinh mổ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé. Chính vì thế mà các mẹ bầu chỉ nên chọn cách sinh mổ khi có chỉ định của các bác sĩ.

Những trường hợp chỉ định sinh mổ

  • Thai quá to
  • Ngôi ngược
  • Suy thai
  • Đã sinh mổ lần trước
  • ản phụ quá yếu
  • Chuyển dạ chậm và có biểu hiện khó sinh thường
  • Thai già tháng

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp ở mẹ và trẻ sinh mổ:

Sức khỏe trẻ yếu

Đây là biến chứng đầu tiên cần phải lưu ý. Thông thường thì đến đủ tháng đủ ngày, bé phát triển đầy đủ sẽ tự “tìm đường” ra. Nhưng nếu chủ động “lôi” bé ra trước thời điểm này, hệ sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng.

Các ảnh hưởng bao gồm: thiếu hụt hệ miễn dịch, sức khỏe đường hô hấp chưa được đảm bảo, hệ thần kinh phải chống chọi với môi trường sớm hơn. Do đó, có thể gây ra hiện tượng suy yếu về thể lực cho một tương lai lẽ ra đã khỏe mạnh hơn nếu sinh thường.

Mẹ bầu chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của các bác sĩ.

Mẹ bầu chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của các bác sĩ.

Nhiễm độc thuốc

Sinh mổ phải cần tới gây mê. Đó là các thuốc được sử dụng trong lâm sàng nhằm gây mê và giúp giảm đau cho sản phụ. Thao tác trong sinh mổ rất nhanh. Nhưng dù có vậy, thuốc vẫn kịp vào mẹ và vào con. Người ta thấy rằng, thuốc gây mê có thể gây ra khó khăn cho sự hô hấp của trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc.

Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê.

Nhiễm trùng

Giống như bất cứ cuộc mổ nào,vì da bị rạch cho rách và lấy em bé ra. Chính vết rạch này sẽ tạo cửa ngõ cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập cơ thể. Một số người mẹ do khâu chăm sóc sau mổ không tốt có thể nhiễm trùng tử cung và phần phụ sau sinh.

Chảy máu

Không khác các phẫu thuật khác trên cơ thể, chảy máu cũng là một nguy cơ cần chú ý. Nếu thao tác phẫu thuật không tốt thao tác cầm máu không tốt dễ dẫn tới nguy cơ sản phụ bị bục mạch máu và chảy máu sau mổ. Tai biến này mặc dù hiếm gặp, nhờ trình độ bác sĩ ngày càng cao và phương tiện mổ ngày càng hiện đại, nhưng khi gặp phải thì rất nghiêm trọng.

Thoát vị

Khi sinh mổ, thành bụng của người mẹ bị rạch ra và yếu đi. Việc này là bình thường nếu như người mẹ khỏe mạnh. Còn với người có cơ thể nhiều mỡ, ít cơ, thì thành bụng trở nên yếu và dễ bị thoát vị. Có thể thoát vị tại vết mổ hoặc thoát vị tại các vị trí yếu của thành bụng do tác động mổ làm suy yếu thêm.

Dễ sẩy thai và sinh non về sau

Những người sinh mổ có một khó khăn nhất định cho sinh con về sau. Vì vết mổ tạo ra vết sẹo trên thành tử cung, làm người mẹ khó mang thai lần nữa, trứng khó làm tổ và kể cả khi làm tổ thì trứng dễ bị bong ra gây ra hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non.

Một số tác dụng phụ khác của sinh mổ có thể xảy ra: đau bụng, rối loạn quá trình tiết sữa, chấn thương con…

Gửi email

Chủ đề:

Bà bầu cần biết Chuẩn bị sinh con

Bài viết liên quan

7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai
Rối loạn tuyến giáp gây ra biến chứng trong thai kỳ.Bệnh tuyến giáp sẽ gây ra các biến chứng trong thai kỳ
pha-thaiHút, nạo thai và những biến chứng
Đối với những người chưa muốn sinh con, không nên dùng phương pháp đặt vòng tránh thai.Biện pháp tránh thai nào là hợp lý nhất với những người chưa sinh con?

Có thể bạn quan tâm

Diec-bam-sinh-De-nham-la-tre-ngoanĐiếc bẩm sinh: Dễ nhầm là trẻ ngoan!
ban1Để bạn không còn là bà mẹ nhếch nhác nữa
superkidNgười hùng của mẹ!
Nói chuyện với bé từ sớm giúp bé nhanh phát triển ngôn ngữPhát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 3 tuổi

Bình luận bằng Facebook

Bình luận Cancel reply

Sự phát triển của trẻ

Theo tháng:

Sự phát triển của thai nhi

Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé

Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bản quyền © 2019 · Mẹ Yêu Con