Người bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương, hệ tiêu hóa đang bị ảnh hưởng. Chính vì thế, bố ung món cháo thường xuyên giúp người bệnh đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cũng như giúp dạ dày hoạt động co bóp nhẹ nhàng dễ tiêu hóa hơn. Vậy đau dạ dày nên ăn cháo gì là tốt nhất? Các bạn có thể tham khảo qua thông tin dưới đây.
1.Cháo bí đỏ đậu xanh
Bí đỏ Đậu xanh có rất nhiều công dụng tốt cho bệnh nhân đang gặp các vấn đề về dạ dày. Theo nghiên cứu, bí đổ đậu xanh giúp làm giảm các vết loét ở dạ dày và đại tràng. Ngoài ra chúng còn giúp chống nhiễm trùng, cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Cách thực hiện món cháo bí đỏ đậu xanh
Nấu món cháo bí đỏ đậu xanh thì sẽ cần các nguyên liệu như: Bí đỏ, đậu xanh, gạo nếp. Và dĩ nhiên không thể thiếu là các gia vị cần thiết khác.
- Gọt vỏ bí đỏ, bỏ hết các hạt bí, rửa thật sạch và cắt thành các miếng nhỏ
- Đậu xanh có cả vỏ và đem đi ngâm
- Gạo nếp vo sơ qua
- Bí đỏ đem nấu lên cho nhừ và cho đậu xanh và gạo nếp vào nấu đến khi sôi lên.
- Nêm thêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp múc ra bát là có thể thưởng thức
2.Cháo hạt sen
Các nghiên cứu đã chỉ ra, hạt sen có khả năng kháng viêm cực mạnh nên có thể cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Không chỉ vậy, hạt sen còn có các chất chống oxy hóa giúp cho quá trình lành vết thương ở dạ dày được thuận lợi, nhanh hơn. Trong hạt sen còn có khá nhiều chất xơ, nhờ vậy cải thiện tình trạng táo bón, phòng ngừa tiêu chảy.
Cách thực hiện món cháo hạt sen:
Để nấu món cháo hạt sen ta cần các nguyên liệu: Hạt sen, khiếm thực, gạo, đường.
- Hạt sen bóc hết vỏ thâm đỏ, thông bỏ tim sen nếu bạn không ăn được vị ngăm đắng
- Đem ngâm hạt sen với nước cho mềm
- Bỏ hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu cùng hạt sen cho đến khi mềm chín
- Thêm đường trắng hoặc đường phèn khuấy đều cho tan là có thể múc ra bát ăn
3.Cháo long nhãn
Trong Y học cổ truyền, long nhãn thường được dùng để trị vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, suy nhược cơ thể. Khi long nhãn được kết hợp với gạo nếp cũng mang lại rất nhiều công dụng tốt cho dạ dày bởi gạo nếp là thành phần tinh bột có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương.
Thường xuyên sử dụng cháo long nhãn cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày, ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, tránh gây kích ứng đường ruột, trị tiêu chảy, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể…
Cách thực hiện món cháo long nhãn
Để nấu cháo long nhãn ta cần chuẩn bị nguyên liệu: Long nhãn, gạo nếp và đường phèn.
- Rửa sạch long nhãn và để ráo nước
- Vo sơ qua gạo nếp rồi bỏ nồi cùng nước ninh cho nhừ
- Cho long nhãn đã chuẩn bị vào nấu chung
- Thêm đường phèn vào khuấy đều cho tan và nêm cho vừa miệng là đã có thể ăn
4.Cháo bắp cải tôm thịt
Trong bải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U giúp chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra chúng còn giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, kháng viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Trong khi đó tôm rất giàu dinh dưỡng như: anxi, omega – 3, đây là nguồn protein dồi dào, giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư… Tôm không chỉ tốt cho xương mà tôm còn rất tốt đối với những người bị bệnh tiêu hóa.
Cách thực hiện món cháo bắp cải tôm
Để thực hiện món cháo bắp cải tôm thịt bao gồm các nguyên liệu: Tôm tươi, gạo nếp, bắp cải, gia vị cần thiết.
- Tôm rửa sạch, cắt nhỏ hoặc băm nhỏ
- Phi hành thơm và xào qua tôm cho thơm và bỏ ra bát riêng
- Gạp nếp vo sơ qua và cho vào nồi ninh lên cho nhừ
- Bỏ tôm vào khuấy đều cho đến khi sôi
- Nêm gia vị vừa miệng rồi tiếp tục đun lên cho cháo sôi trở lại là có thể múc ra bát thưởng thức
5.Cháo nấm hương
Từ xa xưa nấm hương vẫn được nhiều người ca tụng là vị thuốc thần kỳ với nhiều công dụng khác nhau. Bạn có thể dùng loại nấm này nấu cháo cho người đau dạ dày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Nguyên liệu nấu cháo nấm hương bao gồm: Nấm hương, gạo tẻ, thịt gà, hành lá và gia vị.
Cách thực hiện món cháo nâm hương
- Nấm hương dùng nước muối rửa sạch, để ráo nước và cắt thành lát nhỏ.
- Băm nhuyễn thịt gà rồi trộn chung cùng nấm hương, gia vị, tiêu, sau đó xào lên cho chín sơ.
- Vo sạch gạo rồi cho vào nồi ninh chung với lượng nước vừa phải.
- Đem phần nguyên liệu đã xào bỏ vào nồi cháo đang nấu nêm nếm lại là hoàn tất.
6.Cháo táo đỏ
Yhọc cổ truyền đã chỉ ra, táo đỏ thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…
Theo y học hiện đại, trong táo đỏ có các hoạt chất: Phenolic, flavonoid, polysaccaride, axit triterpenic, hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. 50% lượng cacbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Cac hoạt chất Polysaccharide củng cổ niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng liên quan đã được áp dụng thí nghiệm trên chuột.
=> Táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên , giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển.
Nguyên liệu để thực hiện món cháo đỏ gồm gạo nếp, táo đỏ và đường phèn
Cách thực hiện món cháo gạo nếp táo đỏ
- Táo đỏ 10g đem rửa sạch và cho vào nồi và đun sôi lên với nước khoảng 10 phút.
- 50g Gạo nếp vo sơ qua, cho vào nồi táo đỏ và đun tiếp cho đến khi gạo nở bung.
- Thêm đường phèn, khuấy đều là có thể sử dụng.
7.Cháo đậu đỏ
Theo y học cổ truyền đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình, nó có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung, chúng được dùng để trị nhiều bệnh thường gặp, như bệnh đường ruột: Đau dạ dày, tả, lỵ, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra còn trị một số bệnh đường tiết niệu: tiểu ngắn, đỏ, tiểu buốt, dắt; bệnh gan, mật; hoặc mụn nhọt…
Y học hiện đại nghiên cứu và chúng minh, đậu đỏ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột. Vì đậu đỏ giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng đi qua ruột sẽ không tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột kết và làm thức ăn phục vụ lợi khuẩn. Lúc này, các acid béo chuỗi ngắn như butyrate sẽ được tạo ra và nó được cho là giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao có trong đậu đỏ còn có thể làm giảm viêm ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Nguyên liệu để thực hiện món cháo đậu đỏ bao gồm: Đậu đỏ, lạc, gạo, đường phèn
Cách thực hiện món cháo đậu đỏ
- Đậu đổ và lạc mõi loại 50g đêm ngâm nước khoảng 1 giờ đồng hồ rồi cho vào nồi hầm cho nhừ
- Khi đã nhừ bỏ thêm 30g gạo vào ninh cùng
- Chờ các nguyên liệu trong nồi đã chín mềm thì bỏ thêm đường phèn khuấy đều cho tan
- Nêm vừa miệng là có thể múc ra bát thưởng thức
☛ Tham khảo thêm thông tin: Gợi ý thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Những lưu ý khi ăn uống với người viêm loét dạ dày
Cháo là món dễ ăn và có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên quá trình chế biến thì người bệnh dạ dày vẫn cần phải đặc biệt chú ý:
- Hạn chế bỏ thêm các loại gia vị như: Tiêu, ớt
- Tránh nấu cháo với những thực phẩm cứng, nhiều gân sụn như: sụn gà, sụn bò, thịt bò có nhiều gân… Đây là những thực phẩm dù ninh lâu cũng khó có thể nhừ, vì thế nên khi ăn sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa của dạ dày.
- Không nên chế biến cháo cùng với các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Chả lụa, giò, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích… Lí do là vì những loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu và chứa rất nhiều muối.
Ngoài ra nên:
- Kết hợp cháo với dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu vừng,… khi nấu cháo bởi những loại dầu này vừa có thể giúp các món cháo thơm ngon hơn lại vừa giúp giảm tiết axit trong dịch vị trong dạ dày hiệu quả.
- Nên ăn cháo khi vừa nấu xong và để nguội, không nên ăn cháo để qua đêm
- Thay đổi các món cháo thường xuyên để cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể.
- Tập thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không được bỏ bữa. Ngoài ra khi ăn chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no tránh gây hại cho dạ dày.
- Người bị đau dạ dày nên ăn từ từ, từng chút một, cũng có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng đói bụng. Khi bị đau dạ dày ăn cháo cũng không nên ăn quá no vì nó sẽ khiến dạ dày căng phồng và tiết ra nhiều axit gây hại hơn.
Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn về việc viêm loét dạ dày nên ăn món cháo nào là tốt cho sức khỏe. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ hỗ trợ hữu ích cho bạn trong quá trình điều trị các bệnh về dạ dày.
Có thể bạn quan tâm: 10 món cháo bổ dưỡng cho người bị trào ngược dạ dày