Ở thời điểm này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi. Nhưng các giác quan đang phát triển rất nhanh. Ở thời điểm này, ảnh chụp CT não bộ cho thấy cơ quan xúc giác của bé rất phát triển và nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Bé lúc này nặng gần 660g và cao xấp xỉ 35cm từ đỉnh đầu đến gót chân.
Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để tìm các chứng có thể gặp trong giai đoạn bầu bí như tiền sản giật và tiểu đường.
Sự thay đổi của mẹ
Một số bà bầu lúc này cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây sợ hãi. Điều này là bình thường bởi vì khi ngủ, tiềm thức ẩn chứa những lo âu về thai sản và làm mẹ được đánh thức. Vòng 2 ngày một tròn cũng làm cho tư thế nằm của bà bầu luôn cố định, chẳng bao giờ được thoải mái. Nằm nghiêng lúc này chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nằm thẳng.
Lời khuyên hữu ích
- Để giảm bớt chứng táo bón, các bà bầu nên ăn sữa chua và uống nhiều loại nước.
Quan hệ cộng đồng
Nỗi lo lên cân quá nhiều hay chưa lên đủ số cân nặng? Bạn không đơn độc. Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng sinh con. Rồi bạn sẽ thấy an tâm khi mình cũng chỉ nằm trong số đông đó.
Những việc cần lưu tâm
- Đây là thời điểm các bà bầu có thể chiều chuộng bản thân bằng một chương trình chăm sóc sắc đẹp nào đó.
- Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ cao nhất trong 3 tháng cuối.
Những lo lắng thường gặp
Hỏi: Tôi sắp làm mẹ và tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Vào buổi tối, chân tôi thường sưng nề. Làm thế nào để tránh được tình trạng sưng nề này?
Trả lời: Ngồi ở bất cứ tư thế nào mà quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi chân, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.
Bạn có thể tham khảo cách trị chứng phù nề khi mang thai » Trị chứng phù nề bàn chân khi mang thai
Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng | Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng |
Thai 1 tuần | – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng |
Thai 20 tuần | 25,6 cm | 300 g | |
---|---|---|---|---|---|
Thai 2 tuần | Thai 21 tuần | 26,7 cm | 360 g | ||
Thai 3 tuần | Thai 22 tuần | 27,8 cm | 430 g | ||
Thai 4 tuần | Thai 23 tuần | 28,9 cm | 500 g | ||
Thai 5 tuần | – Hệ thần kinh hình thành.
– Đã có dấu hiệu mang thai |
Thai 24 tuần | 30 cm | 600 g | |
Thai 6 tuần | Thai 25 tuần | 34,6 cm | 660 g | ||
Thai 7 tuần | – Phôi thai hoàn thiện | Thai 26 tuần | 35,6 cm | 760 g | |
Thai 8 tuần | 1,6 cm | 1 g | Thai 27 tuần | 36,6 cm | 875 g |
Thai 9 tuần | 2,3 cm | 2 g | Thai 28 tuần | 37,6 cm | 1005 g |
Thai 10 tuần | 3,1 cm | 4 g | Thai 29 tuần | 38,6 cm | 1150 g |
Thai 11 tuần | 4,1 cm | 7 g | Thai 30 tuần | 39,9 cm | 1320 g |
Thai 12 tuần | 5,4 cm | 14 g | Thai 31 tuần | 41,1 cm | 1500 g |
Thai 13 tuần | 7,4 cm | 23 g | Thai 32 tuần | 42,4 cm | 1700 g |
Thai 14 tuần | 8,7 cm | 43 g | Thai 33 tuần | 43,7 cm | 1920 g |
Thai 15 tuần | 10,1 cm | 70 g | Thai 34 tuần | 45 cm | 2150 g |
Thai 16 tuần | 11,6 cm | 100 g | Thai 35 tuần | 46,2 cm | 2380 g |
Thai 17 tuần | 13 cm | 140 g | Thai 36 tuần | 47,4 cm | 2620 g |
Thai 18 tuần | 14,2 cm | 190 g | Thai 37 tuần | 48,6 cm | 2860 g |
Thai 19 tuần | 15,3 cm | 240 g | Thai 38 tuần | 49,8 cm | 3080 g |
Thai 20 tuần | 16,4 cm | 300 g | Thai 39 tuần | 50,7 cm | 3290 g |
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. | Thai 40 tuần | 51,2 cm | 3460 g | ||
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi |
Nguyễn Thị Anh đã bình luận
kính gửi bác sĩ
em đang mang thai 26 tuần em tăng 8 kg rồi chỉ số thai của em như sau
nhịp tim 158 ck/p
ĐKLĐ 63,4mm
Xương đùi 47mm
cân nặng 861 gam
nước ối bình thường
tương đương thai 25 tuần 6 ngày
bác sĩ cho em hỏi các chỉ số như vậy con em có phát triển bình thường không ạ và cân nặng của 2 mẹ con em như vậy có phù hợp không. em cảm ơn !