Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này đã “cao” khoảng 35,6cm; nặng khoảng 760g. Mí mắt đã có thể khép mở. Nếu có thể “ngắm” bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.
Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh “dẫn” tới tai hoàn chỉnh.
Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.
Sự thay đổi của mẹ
Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm – đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.
Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần.
Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi – 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Lời khuyên hữu ích
- Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.
Sinh hoạt cộng đồng
Đồ dùng cho bé sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ “ngợp” trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó. Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.
Những việc cần lưu tâm
- Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác.
- “Rạch” một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
Những lo lắng thường gặp
- Sinh mổ gồm những bước nào?
Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng | Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng |
Thai 1 tuần | – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng |
Thai 20 tuần | 25,6 cm | 300 g | |
---|---|---|---|---|---|
Thai 2 tuần | Thai 21 tuần | 26,7 cm | 360 g | ||
Thai 3 tuần | Thai 22 tuần | 27,8 cm | 430 g | ||
Thai 4 tuần | Thai 23 tuần | 28,9 cm | 500 g | ||
Thai 5 tuần | – Hệ thần kinh hình thành.
– Đã có dấu hiệu mang thai |
Thai 24 tuần | 30 cm | 600 g | |
Thai 6 tuần | Thai 25 tuần | 34,6 cm | 660 g | ||
Thai 7 tuần | – Phôi thai hoàn thiện | Thai 26 tuần | 35,6 cm | 760 g | |
Thai 8 tuần | 1,6 cm | 1 g | Thai 27 tuần | 36,6 cm | 875 g |
Thai 9 tuần | 2,3 cm | 2 g | Thai 28 tuần | 37,6 cm | 1005 g |
Thai 10 tuần | 3,1 cm | 4 g | Thai 29 tuần | 38,6 cm | 1150 g |
Thai 11 tuần | 4,1 cm | 7 g | Thai 30 tuần | 39,9 cm | 1320 g |
Thai 12 tuần | 5,4 cm | 14 g | Thai 31 tuần | 41,1 cm | 1500 g |
Thai 13 tuần | 7,4 cm | 23 g | Thai 32 tuần | 42,4 cm | 1700 g |
Thai 14 tuần | 8,7 cm | 43 g | Thai 33 tuần | 43,7 cm | 1920 g |
Thai 15 tuần | 10,1 cm | 70 g | Thai 34 tuần | 45 cm | 2150 g |
Thai 16 tuần | 11,6 cm | 100 g | Thai 35 tuần | 46,2 cm | 2380 g |
Thai 17 tuần | 13 cm | 140 g | Thai 36 tuần | 47,4 cm | 2620 g |
Thai 18 tuần | 14,2 cm | 190 g | Thai 37 tuần | 48,6 cm | 2860 g |
Thai 19 tuần | 15,3 cm | 240 g | Thai 38 tuần | 49,8 cm | 3080 g |
Thai 20 tuần | 16,4 cm | 300 g | Thai 39 tuần | 50,7 cm | 3290 g |
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. | Thai 40 tuần | 51,2 cm | 3460 g | ||
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi |
Pham Thi Thuong đã bình luận
em co thai o tuan 27 rui nhung em be nha em it van dong lam, di kham bac si bao van binh thuong khong co gi bat thuong ca, nhung em van lo lang lam vi o tuan 18 em bi len Thuy dau. gio em be it dap lam em cung thay lo qua… cau mong con minh khoe manh…. me mong con khoe tung ngay, den ben me va dap vao bung me that dau de me biet con khoe manh nhe… me yeu con nhieu…
Grace Nhung đã bình luận
Em mang thai con đầu lòng, thai nhi 26 tuần được 840 g, như vậy có nhỏ quá không? Em tăng được 7,5 cân thôi ạ.
Như Anh đã bình luận
mình mang thai được 28w, em bé nặng 1400gr, chỉ số AFI # 12 bsi bảo nhiều ối, mình thấy lo quá à
Ánh Hồng đã bình luận
E mang thai được 26 tuần rùi, con em được 854g, em mới tăng được 6kg. E thấy hơi lo lắng vì mình tăng cân ít quá!
Trương Thị Vi Mẫn đã bình luận
hjx, em được 27 tuần rùi nhưng em bé nặng có 704g thui, bs bảo hơi nhỏ, em lo quá
huynh thi yen nhi đã bình luận
em 21t thai duoc 27w can nang 1100g nhu zay? co dc chua?
thanh thanh đã bình luận
em mang thai duoc 25w4d di sieu am em be nang 853g , kkc cua em la 20/1/2012 . chu ki tu 30-35ngay , nhu vay cho em hoi em be cua em co bi nho wa khong ak ? du kien sinh vao 26/10/2012
Yen thanh đã bình luận
Em mang thai duoc 23 tuan con em da duoc 340g vay co nho k a. E da tang duoc 6kgroi.
Du sinh vao cuoi thang 10
tranhoa đã bình luận
con em 23t dc 694g co chi ah
Ngango đã bình luận
Nhỏ rồi bạn ạ, mình cũng gầy, 22w siêu âm đc 510 gr mà vẫn lo con bé quá đây này, chuẩn bị siêu âm 27 tuần mà lo quá. Bạn cố gắng ăn uống vào
thanhthanh đã bình luận
như thế là nhỏ đấy bạn àh. mình có thai 19 tuần. em bé đã được 320g rùi.mình có thai lần đàu đấy nhé.mình mới tăng có 3kg thui