Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi 28 tuần tuổi

Thai phụ đã tiến thật gần đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bé đã thực sự “lớn” và tử cung của mẹ ngày càng trở nên chật chội. Bé có thể mở và nhắm mắt, ngủ và thức và có thể mút mát ngón tay hay ngón chân cái.

Sự phát triển của bé

Mặc dù vẫn còn “non” nhưng phổi thai nhi đã có thể vận hành đúng chức năng với sự giúp sức của y tế trong trường hợp bé “đòi” ra sớm.

Bé nặng khoảng 875g và “cao” khoảng 36,6cm tính từ đầu đến chân.

Thai nhi 28 tuần tuổi

Thật thú vị là lúc này bé đã biết “mơ mộng”. Một số chuyên gia tin rằng bé bắt đầu ngủ mơ từ tuần thai thứ 28. Các em bé trong bụng mơ về cái gì được nhỉ? Không ai biết cả nhưng rõ ràng não bộ đã “bắn” những tín hiệu cho thấy bé đang mơ. Các nếp gấp trên bề mặt não bộ đã xuất hiện và phát triển không ngừng.

Với những nhịp khá rõ ràng, người mẹ lúc này có thể cảm nhận rõ ràng những tiếng nấc cụt của thai, một hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn này và trong suốt quá trình thai nghén. Bé bị nấc cụt là vì bé thở trong dung dịch nước ối chứ không phải là không khí. Cảm giác của người mẹ khi nghe thấy tiếng nấc của con là ngạc nhiên và kèm chút lo lắng.

Sự thay đổi của mẹ

Cơ thể người mẹ đang “nở” nhanh hơn lúc nào hết. Tử cung thì đã gần chạm tới xương hông và cơ thể thì bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ và giãn tĩnh mạch. Điều an ủi đối với các thai phụ lúc này là các triệu chứng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc người mẹ cho con bú sẽ tác động rất lớn tới thái độ của người cha theo hướng tích cực.

Nếu mang nhóm máu RH(-) thì bạn cần tiêm một mũi kháng D vào tuần này để chống lại sự không tương hợp giữa máu mẹ và máu con. Tiêm 1 mũi nhắc lại khi ở tuần 36..

Lời khuyên hữu ích

  • Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, hãy ăn ổi. Vỏ ổi giàu vitamin C gấp 5 lần so với cam. Hãy thêm 1 quả ổi vào các khẩu phần rau quả hằng ngày.

Những việc cần lưu tâm

  • Bạn cần chú ý những lời khuyên của bác sĩ nếu định di chuyển bằng phương tiện máy bay trong giai đoạn này.
  • Làm thế nào để bé chịu “quay đầu”.

Những lo lắng thường gặp

Bạn đang muốn thuê một người chăm trẻ. Vậy người đó cần đáp ứng những tiêu chí nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Họ đến từ đâu, từ lời giới thiệu tin tưởng của người thân hay bạn bè hay một công ty việc làm?
  • Bạn có biết xuất xứ gia đình họ? Họ sống trong thành phố hay ở vùng lân cận?
  • Trông họ có khỏe mạnh không? Đừng do dự kiểm tra sức khỏe tổng thể của người chăm trẻ, đặc biệt là về bệnh lao hay các bệnh hô hấp bởi họ sẽ ở nhà bạn và thường xuyên gần gũi với bé.
  • Cần thời gian để đào tạo người chăm trẻ cách vệ sinh và giữ an toàn cho bé?

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng giữa , Mang thai tháng thứ 6 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Mẹ có bị thiếu sắt khi cho con bú không?

Mẹ có bị thiếu sắt khi cho con bú không?

Nghén ngọt là trai hay gái? Một vài lưu ý cho mẹ

Nghén ngọt là trai hay gái? Một vài lưu ý cho mẹ

Bầu nghén chua là trai hay gái? Có sao không?

Bầu nghén chua là trai hay gái? Có sao không?

Trào ngược dạ dày nên ăn gì, uống gì thì tốt?

Trào ngược dạ dày nên ăn gì, uống gì thì tốt?

Sinh con năm Thìn: trào lưu và hệ lụy

Sinh con năm Thìn: trào lưu và hệ lụy

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Theo dõi chúng tôi:

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn