Xin chúc mừng bạn! Vào cuối tuần này, giai đoạn mang thai của bạn đã hoàn chỉnh, tức là bé có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này vẫn lên cân, lên khoảng 28g mỗi ngày. Cân nặng lúc này khoảng 2,6 kilo và dài khoảng 47 cm, tính từ đầu đến chân. Tất cả các bé đều khác nhau về cân nặng nhưng trung bình, cân nặng ở tuần 37 là 2,86kg.
Những trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non hoặc sinh sớm và những người sinh sau 42 tuần là sinh muộn.
Sự thay đổi của người mẹ
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực ở bụng dưới tăng lên và có cảm giác như bé có thể lọt ra bất kỳ lúc nào. Cảm giác này chính là trạng thái sắp sinh và phổi, dạ dày của thai phụ lúc này đã bớt bị chèn ép nên thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi bộ sẽ làm cho thai phụ cảm thấy không thoải mái. Một số phụ nữ cảm thấy như là bé sắp rơi ra (tuy nhiên, đừng có lo lắng, chuyện đó không thể xảy ra được đâu!), kèm theo đó là cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Những bài tập xương chậu sẽ giúp ích cho bạn lúc này.
Những tin tức tốt vào cuối tuần này là giai đoạn mang thai đã hoàn tất và bạn có thể sinh vào bất kỳ lúc nào. Vào cuối tuần này, BS có thể kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ; kiểm tra tư thế nằm của thai nhi, ước đoán thời điểm bé sẽ lọt vào xương chậu…
Chuẩn bị trước
- Điều này có thực sự cần thiết? Học cách phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.
- Hãy luôn đổ đầy nhiên liệu cho xe sẽ chở bạn tới bệnh viện và nắm rõ tuyến đường sẽ đi, đỗ xe ở đâu. Ai sẽ thay thế người đưa bạn tới bệnh viện trong trường hợp có trục trặc.
- Bạn nên cắt tóc gọn gàng để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ bận rộn.
Quan hệ cộng đồng
- Nếu bạn dự định sinh mổ thì nên hỏi những người mẹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Những việc cần lưu tâm
- Ngôi thai của bé có ngược? Có thể xoay ngôi thai? Làm thế nào để bé ở vị trí tốt nhất khi sinh?
- Xử trí với đau hông như thế nào.
Những lo lắng thường gặp
Hỏi: Tôi muốn sinh thường nhưng ít đau. Tôi có thể chọn phương pháp gây tê nào? Điều này phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn sinh có những loại gây tê nào: gây tê màng cứng, gây tê tủy sống….
Trả lời: Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Nhớ lại những hướng dẫn giảm đau tự nhiên
- Tự mát xa
- Thực hiện bài tập thở
- Áp dụng kỹ thuật thư giãn
Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng | Tuần tuổi | Chiều dài | Trọng lượng |
Thai 1 tuần | – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng |
Thai 20 tuần | 25,6 cm | 300 g | |
---|---|---|---|---|---|
Thai 2 tuần | Thai 21 tuần | 26,7 cm | 360 g | ||
Thai 3 tuần | Thai 22 tuần | 27,8 cm | 430 g | ||
Thai 4 tuần | Thai 23 tuần | 28,9 cm | 500 g | ||
Thai 5 tuần | – Hệ thần kinh hình thành.
– Đã có dấu hiệu mang thai |
Thai 24 tuần | 30 cm | 600 g | |
Thai 6 tuần | Thai 25 tuần | 34,6 cm | 660 g | ||
Thai 7 tuần | – Phôi thai hoàn thiện | Thai 26 tuần | 35,6 cm | 760 g | |
Thai 8 tuần | 1,6 cm | 1 g | Thai 27 tuần | 36,6 cm | 875 g |
Thai 9 tuần | 2,3 cm | 2 g | Thai 28 tuần | 37,6 cm | 1005 g |
Thai 10 tuần | 3,1 cm | 4 g | Thai 29 tuần | 38,6 cm | 1150 g |
Thai 11 tuần | 4,1 cm | 7 g | Thai 30 tuần | 39,9 cm | 1320 g |
Thai 12 tuần | 5,4 cm | 14 g | Thai 31 tuần | 41,1 cm | 1500 g |
Thai 13 tuần | 7,4 cm | 23 g | Thai 32 tuần | 42,4 cm | 1700 g |
Thai 14 tuần | 8,7 cm | 43 g | Thai 33 tuần | 43,7 cm | 1920 g |
Thai 15 tuần | 10,1 cm | 70 g | Thai 34 tuần | 45 cm | 2150 g |
Thai 16 tuần | 11,6 cm | 100 g | Thai 35 tuần | 46,2 cm | 2380 g |
Thai 17 tuần | 13 cm | 140 g | Thai 36 tuần | 47,4 cm | 2620 g |
Thai 18 tuần | 14,2 cm | 190 g | Thai 37 tuần | 48,6 cm | 2860 g |
Thai 19 tuần | 15,3 cm | 240 g | Thai 38 tuần | 49,8 cm | 3080 g |
Thai 20 tuần | 16,4 cm | 300 g | Thai 39 tuần | 50,7 cm | 3290 g |
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. | Thai 40 tuần | 51,2 cm | 3460 g | ||
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi |
Mẹ Bống đã bình luận
Em bé của em đến hnay vừa tròn 37 tuần, hôm qua em đi Siêu âm, bé nặng 2.7kg, rau trưởng thành: Độ I.
Các Mẹ cho em hỏi như thế bé của em có bé quá ko ạ? Độ trưởng thành của rau như thế có bình thường ko và có ảnh hưởng gì đến sự hấp thụ của em bé ko ạ?
bé bông đã bình luận
bé Bông nhà mình đc 36t 5 ngày rùi mà mới đc 2.5kg thui ạ. mình đi siêu âm bs bảo bánh nhau bị vôi hóa độ 1 nữa , mình đang rất bùn và hoang mang nữa . ko bít nhu vậy có nguy hiểm nhìu ko nữa . liệu bị vôi hóa như thế có ảnh hưởng gì tới quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé ko các mẹ ?
oanh đã bình luận
mình mang thai tuần 32 rùi, đi siêu âm bác sỹ bảo mình 2.2kg thế liệu có bé k các mẹ