Bệnh béo phì ở trẻ em rất thường gặp và thực sự là điều đáng lo ngại đối với các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp mà còn dễ bị các vấn đề về tâm lý do bị bạn bè trêu chọc. Vậy Béo phì là gì? Làm thế nào để ngăn chặn béo phì.
Béo phì là gì?
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bé tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì. Chứng béo phì không do bất cứ đặc tính gia đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá.
Béo phì có nghiêm trọng không?
Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…
Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.
Nguyên nhân của bệnh béo phì là gì?
- Tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết.
- Di truyền trong gia đình.
- Rối loạn chuyển hóa hoặc hoc mon
- Thiếu vận động.
- Ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.
Có cần đến bác sĩ khám không?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng con mình có “vấn đề” về mặt cân nặng. Trong những trường hợp hiếm hoi, chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để khảo sát.
Trong trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn nên khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Ðiều trị bệnh béo phì ở trẻ như thế nào?
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân dặc biệt.
- Bạn hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề ăn uống không. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn dự kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho cháu.
- Ðừng cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.
- Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
- Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem TV và chơi game của trẻ.
- Quá trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng. Bởi thế bạn hãy luôn tích cực động viên trẻ, lắng nghe nếu trẻ cảm thấy áp lực với chế độ ăn hoặc luyện tập, cùng trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp phù hợp. Hãy tích cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.
- Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.
Phuong Vung Tau đã bình luận
Chao Bac si.
Con em nam nay duoc gan 4 tuoi roi, chau cao 1m ma can nang 23kg. Chau di hoc ve nha doi an rat nhieu, ma cu an xong chau lai keu doi roi lai doi an nua.
Chau cung van dong nhieu hay chay nhay.
Bac si cho em hoi :Voi chieu cao va can nang nhu the thi chau co nguy co bi beo phi khong ah. May hom nay em thay cam chau co ngan, dui va canh tay map nen rat nhieu.
Xin Bac si tu van cho em biet voi .
Em cam on Bac si nhieu.