Béo phì sẽ đặt con bạn vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm như bị bệnh tim hoặc tiểu đường.
Làm thế nào xác định con bạn bị béo phì?
Các bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số trọng lượng cơ thể của trẻ để xác định bé bị béo phì hay không. Chỉ số trọng lượng cơ thể được xác định là tỉ lệ tương ứng giữa chiều cao và trọng lượng.
Bác sĩ cũng dựa vào trọng lượng, chiều cao, toàn bộ các vấn đề về sức khỏe của bố mẹ bé để làm căn cứ xác định.
Ngăn chặn nguy cơ béo phì của bé bằng cách nào?
Các bác sĩ sẽ không khuyên bạn cho con một bữa ăn kiêng hà khắc hay những biện pháp, chương trình giảm cân nhanh nhất trừ những trường hợp đặc biệt. Thực tế, những bữa ăn kiêng hà khắc sẽ có hại cho sức khỏe của bé và ảnh hưởng tới sự phát triển, lớn lên của cơ thể nếu nó không được kiểm soát một cách chu đáo.
Điều mà bạn có thể làm cho bé là cải thiện thói quen ăn uống và giúp bé có những hoạt động thể chất lành mạnh.
Hãy tham vấn bác sĩ về cách mà bạn có thể tạo một thói quen ăn uống lành mạnh dành cho bé. Các chuyên gia sẽ gợi ý bạn cho bé ăn theo tháp thực phẩm, theo đó, thực phẩm rau xanh và trái cây là hai loại thực phẩm chủ đạo. Những thực phẩm như ngũ cốc, sữa và thịt cũng quan trọng không kém. Dĩ nhiên là cần phải hạn chế thực phẩm giàu calo, ít dinh dưỡng, nhiều ngọt.
Cụ thể là:
- Những thực phẩm ăn nhanh không được kiểm soát: Hạn chế tới mắc tối đa những thực phẩm ăn nhanh như bánh quy, khoai tây rán, thay vào đó là những loại hoa quả tươi và rau xanh, bánh ngọt ít béo, sữa chua, phó mát. Điều quan trọng là bạn cần quản lí những thứ bé ăn vào, không để bé ăn uống tràn lan.
- Không ăn khi xem TV: Bé sẽ bị mất tập trung khi xem phim và không nhận ra rằng mình đã no. Hãy giúp bé học cách lắng nghe cơ thể.
- Không uống quá nhiều sô đa và nước ép: Sô đa và những loại nước ngọt có ga, nước ngọt làm từ đường nhân tạo làm bé cho không cảm thấy đói vào bữa ăn và không có nhiều dinh dưỡng như các loại nước trái cây tươi.
- Hạn chế cho bé ăn từ hàng bán tự động: Phần lớn các thực phẩm từ hàng ăn tự động không giàu dinh dưỡng như đồ ăn bạn chế biến. Nếu bé ra ngoài và cần phải có một bữa ăn nhỏ thì bạn nên gói đồ ăn ở nhà để bé mang theo.
- Dành quá nhiều thời gian trước máy vi tính và TV cũng là nguy cơ khiến bé bị béo phì: Bé có thể nghiện ngồi chơi điện tử cả ngày, sẽ kém vận động. Thêm vào đó, những quảng cáo trên TV khuyến khích bé hấp thu nhiều loại thực phẩm ăn nhanh giàu calo và nghèo dinh dưỡng. Để khuyến khích bé hoạt động, bạn nên tránh xa việc để TV trong phòng ngủ của bé.
- Ăn quá nhiều trong bữa ăn: Bé ăn không kiểm soát được, ăn quá no trong 3 bữa ăn lớn. Thay vì ăn 3 bữa lớn, bạn nên cho bé ăn các bữa nhỏ, bụng bé lúc nào cũng không quá đói, cũng không quá no.
- Thay vì ngồi đó mà than thở với “cục cưng xe lu” của mình thì bạn hãy tạo cơ hội cho bé được thưởng thức những bữa ăn lành mạnh và những hoạt động thể chất.
- Trở thành tấm gương ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục để bé noi theo. Nếu bé có bố mẹ bê tha trong chuyện ăn uống thì điều tất yếu, cả mẹ cả con đều béo phì.
Điều tế nhị là không nên chê bé bị béo phì hoặc trêu chọc bé trước mặt mọi người, nói quá nhiều về vấn đề này ở nhà, bé sẽ kém tự tin và trở nên lo lắng.
Khuyến khích bé hoạt động như thế nào?
- Luyện tập thể dục chính là chìa khóa vàng để duy trì cân nặng chuẩn. Sau bữa tối, bạn có thể khuyến khích cả gia đình đi bộ, đạp xe, ra công viên chơi hoặc đi siêu thị… Những hoạt động này làm tiêu hao calo. Thậm chí bạn có thể tổ chức những buổi trượt băng, khiêu vũ cho cả gia đình.
- Thay vì đi xe ô tô, bạn khuyến khích bé nên đạp xe hoặc đi bộ. Thay vì đi thang máy, bạn nên khuyến khích bé đi bằng cầu thang bộ.
- Nên tạo thời gian vận động thân thể cho con càng nhiều càng tốt.