Chàm là bệnh da phổ biến và thường gặp, có trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, bệnh chàm chiếm 25% tổng số bệnh ngoài da. Chàm không là bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng nếu ai bị chàm (kể cả trẻ nhỏ và người lớn) thì đều có cảm giác chung là khó chịu, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ và sinh hoạt thường nhật. Chàm là một bệnh da không lây truyền, ngứa, viêm. Nó có thể là cấp, bán hay mạn tính.
Bệnh chàm (eczema) rất thường gặp ở trẻ em
Biểu hiện của bệnh
Triệu chứng dễ thấy và điển hình là người bệnh thấy ngứa, xuất hiện mụn nước, bệnh tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hoặc tái phát. Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù, xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hoá hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai. Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô, tróc vảy nhẹ và đôi khi có dày sừng lỗ chân lông sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Thông thường tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp của tứ chi.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…
Triệu chứng của bệnh chàm
Những người bị chàm trên da thường thấy có những mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn, phản ánh tình hình biến chuyển của mụn nước, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần. Các mụn nước điển hình của bệnh chàm thường phát sớm trên nền da đỏ, có khi tràn ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to bằng bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt liên tiếp, mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khi bệnh nhân gãi nhiều, mụn nước bị vỡ dập, chảy nước vàng.
Điều trị bệnh chàm
Quan trọng là không để cho vùng da bị chàm chịu tổn thương nặng hơn nên phải tìm được phản ứng nguyên là điều quan trọng nhất. Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc nước để giữ độ ẩm cho da.
Cách tốt nhất là bôi thuốc sau khi tắm và trước khi đi ngủ để lúc đó đảm bảo da sạch sẽ hoàn toàn. Chế độ ăn cũng cần phải tuân thủ khi mắc bệnh. Đối với trẻ em, việc điều trị các vết chàm thường khó khăn hơn so với người lớn, vì thế cầm phải dùng các thuốc đúng theo đơn của bác sĩ. Tại chỗ rửa bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1%, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, milian, nitrat bạc 0,25% -2%.
Phòng bệnh như thế nào?
Để phòng bệnh chàm không khó. Sau khi loại trừ các yếu tố như tiền sử gia đình có người mắc, bản thân có cơ địa dị ứng thì nên thực hiện các nguyên tắc phòng bệnh sau:
- Khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh.
- Phải thường xuyên rèn luyện thân thể để có một cơ thể khoẻ mạnh, kết hợp với dinh dưỡng tốt, hạn chế dùng rượu bia, các chất kích thích.
- Tránh tiếp xúc và dùng hoá chất như sơn móng tay, nhuộm tóc, nhuộm da… các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, các loại mốc, lông thú vật; tránh ăn các thực phẩm mà mình bị dị ứng như hải sản…
BS. Vũ Thu Dung
Lâm Thị Kiều Oanh đã bình luận
Con gái tôi được 7 tuổi. Thời gian đầu trước khi phát bệnh Chàm, cơ thể cháu bị nổi những mụn nước quanh vùng tay, chân. Đi khám bệnh thì Bác sĩ bảo rằng cháu bị "tay, chân, miệng" và cứ cho vài viên thuốc nhỏ li ti uống. Nhưng vẫn không khỏi, và bệnh cứ tái phát mãi (6 lần). Sau này, những mụn nước đỏ viêm lên thành mụn mủ. Tôi cũng dẫn cháu đi khám và BS cũng bảo là "không sao, cháu bị viêm da mủ"; rồi lại cho thuốc uống. Nhưng bệnh vẫn tái phát nhiều lần nữa, khiến cháu bị nhức và không thể chép bài. Lần sau cùng (ngày 17/10/2011) tôi quyết định chở cháu vào BV Da Liễu, và tại đây, BS bảo rằng cháu bị "Chàm bội nhiễm". Kê thuốc "milian, vercef, rinofil". Tôi không biết bệnh có hết không? Xin chỉ giúp dùm tôi cách chữa bệnh cho Bé.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn cho bé đi khám chuyên khoa da liễu là đúng và nên điều trị theo đơn BS. Tăng cường VS cá nhân, chú ý lựa chọn xà-phòng tắm gội phù hợp, vừa có tính diệt khuẩn vừa không bị dị ứng đối với bé. Nên tắm dưới vòi nước chảy, không tắm chậu, bồn. Bạn nên cho bé uống nhiều nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao để tăng cường sức đề kháng, nếu dùng đường nên dùng loại đường phổi đường phèn cho mát.
bui ha lam giang đã bình luận
toi phat hien da rat hay bi ngua,khi vua tam xong,hay khi mo hoi do nhieu,va co nhung dom da nhu da ga,khi tam xong thi co nhung not nhu bi muoi chit bac si da lieu cho biet la toi bi viem da tiet ba va bi cham nan long. vay cach chua nhu the nao va loai thuocf nao dac tri,da nhieu nam roi cu tai di tai lai hoai,lam toi mat tu tin lam.mong loi giai dap tan tinh qui bac si.chan thanh cam on.
Meyeucon.org đã bình luận
Ban Lam Giang nen theo dieu tri cua BS chuyen khoa da lieu. Ban cung nen lua chon loai xa bong hoac sua tam phu hop, doc ky cac thanh phan cua sua tam de tu bo loai co chat gay di ung, nen dung bo sung loai che giai nhiet tieu doc , mat gan nhu ac-ti-so. Chuc ban som tim duoc giai phap dieu tri hieu qua