Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi dấu hiệu không tập trung – hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để xử lý thì hậu quả sẽ không hề nhỏ.
Trẻ em hay leo trèo bất cứ khi nào, nơi nào thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý kém tập trung – hiếu động. |
Biểu hiện để nhận biết
Người có bệnh lý kém tập trung – hiếu động thường có các biểu hiện: Tay, chân thường xuyên cựa quậy, thân người hay vặn vẹo, nói chung là người luôn có cử động; thường đứng dậy khi đang ngồi, nếu không thì khi bình thường vẫn có những biểu hiện như đang mong ngóng việc gì khác sắp xảy ra; là trẻ em thì thường xuyên chạy vòng vòng hay leo trèo bất cứ khi nào, nơi nào có thể thực hiện được; ở trẻ lớn hay người lớn thì có biểu hiện bồn chồn không yên; trong hoạt động chơi đùa thường có các biểu hiện không bình thường; thường phóng vọt nhanh khi đang lái xe; nói nhiều một cách không bình thường.
Những biểu hiện hấp tấp hay bốc đồng thường thấy ở 3 dạng: Thường thốt ra câu trả lời trước khi câu hỏi của người khác kết thúc; thường bực tức khi chờ đợi; thường xen vào việc người khác hoặc nói tranh khi người khác đang nói.
Kém tập trung thường có 9 biểu hiện, gồm: Thường không chú tâm vào chi tiết công việc và hay mắc lỗi trong học tập hay công việc; thường xuyên không giữ được tập trung khi làm việc, học tập; thường không lắng nghe người đang nói chuyện với mình; thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ được giao; rối loạn về tổ chức công việc trong cuộc sống; thường xuyên tránh né, không thích hay sợ những việc phải suy nghĩ nhiều; thường để quên đồ hay làm mất đồ; thường có cảm giác quẫn trí; thường quên công việc phải làm trong ngày.
Dựa trên các biểu hiện nói trên, bệnh lý kém tập trung-hiếu động được phân làm 3 thể chính:
- Thể hiếu động và bốc đồng: Thường gặp ở trẻ em khi có trên 6 biểu hiện về hiếu động và các biểu hiện về bốc đồng hoặc ít hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
- Thể kém tập trung thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi có ít hơn 6 biểu hiện về hiếu động và bốc đồng hoặc nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
- Thể hỗn hợp vừa hiếu động vừa kém tập trung ở trẻ lớn trên 7 tuổi với nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung và hiếu động, bốc đồng.
Điều trị kịp thời
Những người mắc bệnh kém tập trung – hiếu động thường gặp nhiều bất trắc, ở trẻ em thì dễ xảy ra tai nạn tại trường cũng như tại nhà và ảnh hưởng xấu đến các trẻ bình thường khác. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Việc điều trị hiện nay gồm can thiệp về tâm lý và hành vi (chẳng hạn như cải thiện môi trường học tập, làm việc); việc dùng thuốc cũng có cơ sở khoa học nhưng vì là bệnh có tính gia đình và trên não bộ của người bệnh có những bất thường về cấu trúc và hoạt động nên việc dùng thuốc điều trị cần có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Nam mắc nhiều hơn nữỞ trẻ em đang tuổi đến trường, tỉ lệ mắc bệnh kém tập trung – hiếu động từ 2% đến 16% và tỉ lệ bệnh này trong cộng đồng (từ lứa tuổi trẻ em đến tuổi vị thành niên) là 10% đến 30%. Trong đó, tỉ lệ nam mắc bệnh gấp 3-4 lần so với nữ. Ở người lớn, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 5%. |
Th.S BS Phan Hữu Phước (Khoa Y ĐH Quốc gia TPHCM)