Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, Một đặc điểm của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Biểu hiện bệnh
Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Tuổi phát bệnh thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Về giới không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không rõ, chưa có nghiên cứu ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-15%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ… Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng đóng vai trò rất quan trọng làm bệnh nặng lên. Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ.
Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.
Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ – ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
Thuốc điều trị
Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên.
Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
– Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit + kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
– Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:
- Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
- Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài.
- Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
- Uống kháng histamin chống ngứa.
- Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
- Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:
- Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
- Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
- Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
- Kháng histamin chống ngứa.
TS. BS. TTƯT. Nguyễn Duy Hưng
(Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam)
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, Một đặc điểm của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Biểu hiện bệnh
Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Tuổi phát bệnh thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Về giới không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không rõ, chưa có nghiên cứu ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-15%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ… Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng đóng vai trò rất quan trọng làm bệnh nặng lên. Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ.
Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.
Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ – ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
Thuốc điều trị
– Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên.
Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
– Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit + kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
– Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:
+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
+ Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài.
+ Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
+ Uống kháng histamin chống ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
+ Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:
– Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
– Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
– Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
– Kháng histamin chống ngứa.
Thanh Phuong đã bình luận
Con toi cung bi cham luc dc 3 thang, toi da dua con di kham va chua nhieu noi nhung có đỡ roi lai tai phat, tôi vào trang này tìm hiểu thì dc biet số dt cua a Thuận toi goi dien roi toi lay thuoc, thuoc cua anh ay là thuoc nam, bôi ngoài da, toi bôi 8 ngày là khỏi tới nay đã dc 8 tháng roi không thấy tái phát nữa.các mẹ có con bị thì thử gọi cho anho ay xem. Dt cua a ay là: 0974135099
thu thuy đã bình luận
Con tôi cũng bị chàm, nhờ một ngừoi bạn bày cho địa chỉ của anh Thuận ở Từ Liêm- Hà Nội, tôi đến lấy thuốc về bôi và tắm cho con 8 ngày là khỏi tới nay đã 9 tháng rồi không thấy tái phát. Thuốc của anh ấy là thuốc nam nên tôi dùng điều trị cho con rất yên tâm. Các mẹ nếu có con bị chàm thì có thể liên hệ với anh ấy. DT anh Thuận là 0974135099
Hạnh đã bình luận
Mẹ nó ơi, thuốc của anh Thuận đấy giá cả thế nào hả mn?
nguyen thi bien đã bình luận
con em dc 6 thang tuoi.chau bi nen các nốt mụn đỏ và các nốt giống rôm,rất ngứu.
Đi khám ở viện da liễu và nhiều nơi,đều kết luận là viêm da cơ địa.có bôi nhiều thuốc nhưng không khỏi.ai có cách gì thì giúp cháu .xin cám on..01678414189
Nguyễn Thị Hiền đã bình luận
Thưa các bác sĩ, con trai tôi được 14 tháng tuổi, từ mùa đông năm vừa qua trên 2 má của con tôi tự dưng cứ ửng đỏ lên nhưng không bị nốt gì cả, tôi nghi là bị chàm nên co mua thuốc về cho cháu bôi, bôi vào thi đỡ nhưng cứ khi thời tiết thay đổi là cháu lại bị đỏ hết cả 2 má lên. vạy xin bác sĩ giải đáp cho tôi có phải con tôi bị chàm hay khoogn va hướng giải quyết như thế nào a?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đưa bé đi khám BS da liễu để đúng thuốc đúng bệnh, kẻo bị nặng hơn và dễ viêm thận
bo cong anh đã bình luận
Em cam on MYC nhieu lam!
bo cong anh đã bình luận
Con gai em gan 4 tuoi, toi ngu chau thuong do mo hoi rat nhieu, gay ngua dau co, lung, cac nep gap cho khuy tay, dau goi… Chau gai nhieu lam da bi tray xuot, chua het lop nay da lo lop khac. Trong chau rat toi nghiep nhung em nghi chau chua den noi viem da. Em phai lam sao de giup chau a?
Meyeucon.org đã bình luận
Trước hết nên tạo môi trường thoáng mát cho bé, chuẩn bị sẵn 1 số khăn vải mềm (thường là khăn vải xô) để lau thấm mồ hôi cho bé. Những lúc bé gãi nên đắp khăn mặt làm dịu sự nóng bức. Chế độ ăn của bé lưu ý tránh loại thực phẩm nóng. Nếu gãi đến mức thành mụn mủ thì nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu. Chúc bạn và bé yêu vui khỏe.