Bé biết quay đầu qua bên trái – bên phải, mỉm cười khi cha mẹ trò chuyện, bàn tay bé xòe rộng như thông điệp ‘Con muốn đón chào cả thế giới’….
Thị giác:
Lúc này, bé chỉ có thể quan sát những đồ vật trong cự ly gần, ước tính thị giác của bé đạt khoảng 20/400 (nghĩa là nếu người lớn có thể nhận biết đồ vật trong cự ly 400m thì ở bé, khả năng này là giới hạn 20m). Tầm nhìn tốt nhất của bé là trong bán kính 20-30cm. Bé cũng thích chiêm ngưỡng những khu vực có màu sắc tương phản, với gam màu đen và trắng (giống đôi mắt của bạn). Phần lớn các bé thích nhìn ngắm khuôn mặt và những đường nét trên khuôn mặt của cha mẹ. Điều này lý giải vì sao, trong lúc bạn cho bé bú; thỉnh thoảng, bé lại ngừng “ti mẹ” và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mẹ.
Nếu bé xuất hiện dấu hiệu nhìn hơi chéo, bạn cũng không nên quá lo lắng. Hai mắt của bé chưa thể hoạt động ăn khớp với nhau, cho đến khi bé được khoảng 4 tháng tuổi.
Thính giác:
Khả năng nghe của bé còn mập mờ bởi vì, các bé bị ứ đọng chất lỏng ở tai giữa. Thực tế, khi chào đời, bé đã nhận ra những thanh âm thân quen mà bé được tiếp xúc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều ngạc nhiên nữa là, bé thích thú với tất cả giọng nói của mọi người xung quanh.
Bé cũng rất thích âm thanh của chiếc chuông gió hoặc tiếng kêu của chiếc đồng hồ để bàn. Bạn càng cho bé làm quen với nhiều loại thanh âm khác nhau, bé càng có nhiều trải nghiệm về sau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cho bé nghe nhạc mọi lúc vì bé cũng cần những phút giây được yên tĩnh. Những kích thích âm thanh quá ngưỡng có thể khiến bé khóc, quay mặt đi, căng thẳng, cong lưng và cáu kỉnh.
Bé thưởng thức âm nhạc. Khoảng tuần thứ 7 trở đi, bé có khả năng thức dài hơn vào ban ngày; vì thế, bạn nên tận dụng thời gian để kích thích thính giác cho bé; chẳng hạn, bạn hát cho bé nghe những bài hát bạn yêu thích hoặc bật nhạc cho bé. Bạn không cần thiết phải giới hạn bất kỳ loại nhạc dành cho thiếu nhi nào với bé trong độ tuổi này. Ngoài phần nhạc dành riêng cho bé sơ sinh, bạn cũng có thể cho bé nghe những bài khác vui nhộn khác. Thông qua đó, bạn nhận thấy những biểu lộ cảm kích ở bé như bé cử động môi, nâng tay và chuyển động chân.
Kỹ năng vận động (chi giác):
Khả năng vận động rõ nét nhất của bé 1 tháng tuổi là phản xạ mút, vận động các cơ miệng. Ngoài ra, bé còn có thể tóm lấy ngón tay của bạn khi bạn đưa ngón tay mình gần bàn tay của bé; bé cử động bàn chân lên – xuống… Tay của bé đã biết xòe rộng ra, với thông điệp “Con muốn đón chào cả thế giới”. Tất nhiên, bé vẫn chưa thể cầm chắc một đồ vật trong tay. Bé cũng có thể cố đưa một thứ vào miệng; vì vậy, bạn nên cách ly bé với những đồ vật nhỏ hoặc món đồ chơi nguy hiểm.
Cử động khớp cổ: Khoảng 5 tuần tuổi, lớp cơ vùng cổ của bé trở nên khỏe hơn, giúp bé có khả năng nhấc đầu trong thời gian ngắn và quay đầu từ bên trái sang bên phải (hoặc ngược lại).
Nụ cười đầu tiên: Diễn ra khi bé được khoảng 6 tuần tuổi. Cũng có thể, cha mẹ sẽ phát hiện ra thời điểm bé nhoẻn miệng cười khác nhau. Lý do là nếu bạn càng chăm trò chuyện và mỉm cười, bé sẽ sớm biết cách đáp lại thái độ vui vẻ này.
Khứu giác:
Chỉ khoảng 1 tuần sau khi chào đời, bé đã biết “đánh hơi” thấy mùi thơm của bầu sữa mẹ, thậm chí cả mùi mồ hôi của mẹ. Khả năng nhận biết mùi của bạn xuất hiện trước khi bé nhận ra khuôn mặt bạn.
Vị giác:
Các bé đã bắt đầu nhận biết được vị ngọt và thích thú với vị này.
Cử chỉ ngôn ngữ:
Bé biết khóc, cười, phát ra âm thanh “e e” trong cổ họng để bộc lộ cảm giác. Bạn nên đón nhận và phản hồi lại những cử chỉ của bé bằng cách giao tiếp trực diện. Bé rất thích thú khi được người đối diện nhìn chăm chú. Nếu bạn bận bịu với những công việc khác trong phòng, bé có thể quan tâm đến khu vực có phát ra giọng nói.
thanh đã bình luận
Be nha em duoc 3 tuan tuoi, luc an be khong ngam nhin me, em dua tay vao gan mat be lac lac ban tay cung khong thay be chop mat, co khi em lac song rui be moi chop mat.be nha em bi vang da nua nen nhin mat be cu duc duc.chong em co luc bao khong biet be co bi mu khong. Nho bac si giai dap ho em voi.
Nguyễn Hoàng Hà đã bình luận
Chào MYC,
Bé nhà mình được 1 tháng 6 ngày. Đọc trên đây thì mình thấy các bé biết nhìn thẳng vào người đối diện và có khả năng bắt chuyện với mọi người đặc biệt là thích nhìn khuôn mặt của mẹ.Tuy nhiên bé nhà mình thì chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt mẹ, và thường thờ ơ với tiếng gọi của mọi người. Khi mọi người bắt chuyện với bé, bé không để ý mà cứ nhìn liêng láo khắp nơi, có khi mình thấy bé cứ như nhìn chằm chằm vào 1 các gì đó có vẻ rất "xa xăm". Thỉnh thoảng bé nằm 1 mình thì bé rất hay cười, nhưng bắt chuyện thì bé không quan tâm. Mình muốn hỏi đây có phải triệu trứng của bệnh tự kỷ không? Mình thấy rất lo. Mong MYC tư vấn cho mình được biết.
Cảm ơn MYC !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn "lẩn thẩn" mất rồi. Để thời gian mà ngủ cho khỏe và khio bé thức thì vẫn chơi nói chuyện với bé. Có phải bé nào cũng giống nhau như 1 đâu. Trẻ cười 1 mình là bình thường và nhìn "xa xăm" đi đâu đó cũng là bình thường.