Chắc hẳn bạn sẽ thấy em bé khác với những gì bạn mong đợi. Bé dường như nhỏ hơn so với điều bạn tưởng tượng và rất yếu ớt, mong manh.
Đầu của bé có thể trông rất là lạ và toàn thân bé có thể phủ đầy một chất trắng hòn gọi là chất bã (vernix). Các hệ thống chức năng trong cơ thể bé hoạt động chưa được hữu hiệu lắm nên bạn sẽ thấy trên người bé những đốm những mảng da rộp và những biến đổi màu sắc, tất cả đều là những biểu hiện hoàn tòan bình thường. Bạn cứ hỏi bác sĩ hay nữ hộ sinh nếu có điều gì thắc mắc. Họ sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ để bạn được an lòng.
Có thể bạn thương yêu bé ngay lập tức. Nhưng nếu như bạn không cảm thận tình thương đó một cách mạnh mẽ ngay từ lúc đầu thì bạn hãy cứ đợi một thời gian. Một khi đã làm quen với em bé, chăm sóc và nựng nịu bé, khi bạn thấy bé đã biết nhận ra bạn và nín khóc khi nghe bạn lên tiếng thì tình thường sẽ lớn dần lên một cách tự nhiên.
Những cảm tưởng đầu tiên
Bạn chớ có hoang mang nếu em bé của bạn trông không được hoàn hảo. Mới sinh ra, ít em bé nào được như vậy. Bạn có thể thấy một vài vết đỏ và những dấu hay nốt sần sùi, tuy nhiên đa số những dấu này đều biến mất khi em bé được độ hai tuần.
Đầu
Một hình dạng đầu kỳ lạ thường là do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ. Trong vòng hai tuần đầu em bé sẽ có dáng vẻ bình thường.
Trên đỉnh đầu có một điểm mềm (cái thóp) nơi các xương sọ chưa gắn liền với nhau. Các xương này sẽ liền nhau khi em bé được 18 tháng.
Mắt
Màu mắt thật có thể không phát ra cho đến khi em bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Mí mắt bị sưng thường là do sức ép lúc rặn đẻ, tuy nhiên bạn hãy yêu cầu bác sĩ hay nữ hộ sinh kiểm tra lại mắt em bé vì đôi khi có nhiễm trùng.
Mắt em bé lé là chuyện thường. Trong những tháng đầu, em bé có thể (tùy từng lúc trông như lác (lé) mắt).
Lưỡi
Lưỡi trông như thể neo xuống sàn khoang miệng nên đầu lưỡi trông như hơi tẻ đôi khi em bé lè lưỡi ra. Đầu lưỡi sẽ mọc dài ra phía trước trong năm thứ nhất.
Bàn tay và bàn chân
Tay và chân bé có thể có sắc xanh vì hệ tuần hoàn của em bé chưa hoạt động thích nghi. Nếu bạn chuyển bé sang một tư thế khác, tay chân sẽ trở nên hồng hào.
Móng tay em bé có thể dài lúc mới sinh, bạn hãy cắn chứ đừng cắt mong tay cho bé.
Vú
Đôi vú của em bé có thể căng phồng và rỉ ra luôn cả một chút sữa. Điều này là hoàn toàn bình thường ở cả trai lẫn gái. Vú căng như vậy sẽ xẹp xuống trong vòng hai ngày. Bạn chớ nặn cho sữa ra.
Bộ phận sinh dục
Bộ phận sinh dục trông có vẻ lớn ở cả bé trai lẫn bé gại
Em bé gái có thể tiết dịch “huyết trắng” từ âm hộ ra. Điều này là do các kích thích tố của người mẹ và sẽ sớm biến mất.
Tinh hoàn của em bé trai ở khi bị tụt vào trong bẹn. Nếu bạn có thắc mắc điều gì, hãy hỏi bác sĩ.
Da
Những đốm hoặc vết nổi bạn là điều bình thường và chúng cũng sẽ tự mất đi
Da tróc đặc biệt là ở tay và ở chân cũng chỉ trong vòng một hai ngày là bong đi.
Lông tơ trên cơ thể có thể thấy được đặc biệt nếu bé sinh sớm. Lông này sẽ rụng đi trong vòng hai tuần khi bạn lau bé.
Chất bã vernix trắng, nhờn là chất bảo vệ da bé trong tử cung, có thể phủ toàn thân bé. Chất này có thể lai sạch đi dễ dàng.
Các bớt bẩm sinh thường biến dần. Những vết này gồm:
- Những vết đỏ (vết cò mổ) thường thấy trên mi mắt, trán và sau cổ, chúng lặn đi sau khoảng một năm.
- Vết chàm dâu có thể gây lo lắng khi chúng lớn dần lên nhưng chúng thường biến mất khi bé lên 5.
- Vết đốm xanh da trời (vết chàm lam), thường thấy ở phần lưng dưới của những em bé có da thẫm.
- Vết màu đỏ tươi hoặc hơi tía là những vết bớt vĩnh viễn
Phân
Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Khi bé bắt đầu bú, phân sẽ đổi màu.
nguyen duong đã bình luận
mẹ yêu con tư vấn giúp tôi:trẻ sơ sinh tuần đầu tiên uống bao nhiêu sữa là đủ?