Khi người ta đưa cho bạn ẵm em bé lần đầu, chắc hẳn là vẻ bề ngoài của em bé sẽ làm cho bạn ngạc nhiên. Nhiều bà mẹ đã trông chờ một cách sai lầm là sẽ thấy một em bé sạch sẽ, ngoan ngoãn, giống như trong các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình. Thế rồi bỗng dưng bạn khám phá ra rằng thực tế có hơi khác một chút.
Da
Làn da em bé có thể có một lớp bã trắng nhờn (vernix) bao phủ, đây là một chất kem bảo vệ tự nhiên giữ cho da khỏi bị sũng nước. Ở một số bệnh viện người ta chùi rửa ngay chất đó đi, tuy nhiên tại một số bệnh viện khác người ta có thể cứ để nguyên lớp bã đó để cho em bé có một lớp bảo vệ da tự nhiên chống lại hiện tượng bong da, tróc da.
Da em bé có thể có màu sắc khá là loang lổ đó là vì các mạch máu nhỏ xíu chưa ổn định. Các trẻ em da đen lúc mới sinh nhiều khi da lại sáng sủa, rồi sau đó làn da sậm dần vì bắt đầu sản xuất ra sắc tố melanin – sắc tố tự nhiên của da.
Làn da bé sẽ đạt được màu cố định vào khoảng 6 tháng tuổi.
Cái đầu
Hộp sọ của em bé là do 4 xương dẹt chưa gắn liền nhau hình thành nên, do đó có thể di chuyển lấn lên nhau, đặc biệt trong lúc chuyển dạ, khi đầu em bé phải chịu sức ép của bờ thành âm đạo. Các xương sọ lướt chồng lên nhau khiến cho đầu xuôi lọt qua được đường sinh mà không gặp rủi ro, dù cho cái đầu có thể hơi bị kéo dài ra hay méo đi một chút trong quá trình này. Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến não cả. Cũng có thể có một, hai đầu da bị trầy hay sưng, nhưng chỉ trong vài ngày hay sau tuần đầu là sẽ không còn thấy nữa.
Các điểm mềm trên chỏm sọ em bé, nơi các xương sọ chưa gắn liền nhau, gọi là thóp. Các xương sọ chưa hợp nhất lại với nhau hoàn toàn được cho tới khi em bé lên hai. Bạn hãy cẩn thận, chớ có nhấn mạnh vào thóp của em bé sơ sinh.
Mắt
Em bé có thể chưa mở được mắt ngay do mắt bị sưng húp vì đầu bé chịu sức ép lúc sinh. Sức ép này có thể đã làm bể (vỡ) những mạch máu nhỏ li ti trong mắt, khiến cho tròng trắng mắt bé có những vết đỏ nhỏ hình tam giác. Hoàn toàn vô hại, các vết đỏ này không cần phải chữa trị gì cả và trong vòng một hai tuần sẽ không còn thấy nữa. “Mắt dính ghèn” là chứng rất thường gặp, do có tiết dịch màu vàng quanh mí mắt. Dù triệu chứng không có gì là nghiêm trọng, có thể cũng cần đưa đi bác sỹ chữa trị nếu kéo dài quá một, hai ngày.
Em bé có thể nhìn thấy rõ trong khoảng cách 20-25 cm, nhưng xa hơn thì em bé không thể tập trung cả hai mắt vào một lúc, và điều này có thể khiến cho bé trở nên lác mắt (hay lé). Cả hai triệu chứng này sẽ không còn thấy nữa một khi các cơ mắt bé trở nên mạnh mẽ hơn (thường trong vòng một vài tháng). Nếu được ba tháng tuổi mà em bé của bạn hãy còn lé thì bạn phải đưa cháu đi bác sĩ. Thoạt tiên, có thể bạn thấy khó làm cho em bé mở được mắt, tuy nhiên bạn chớ có bao giờ cố ép bé phải mở mắt. Một trong những cách dễ nhất mà bạn có thể làm để cho bé mở mắt là giơ cao bé lên quá đầu một chút.
Mắt của đa số các bé mới sinh đều xanh bất kể bé thuộc chủng tộc nào, và Sau khi sinh thì màu mắt của bé sẽ thay đổi vì chỉ lúc đó các bé mới thu nhận được sắc tố melanin, là sắc tố tự nhiên của cơ thể.
Tóc
Một số em bé sinh ra là đầu đã có đầy tóc trong khi có những bé khác thì đầu hoàn toàn nhẵn thín. Màu tóc em bé lúc sinh không nhất thiết phải là màu tóc mà bé sẽ có được sau này. Lớp lông mềm và mịn mà nhiều em bé có trên toàn thân được gọi là lông tơ (lanugo), và lớp lông này sẽ rụng đi sau khi sinh.
Bộ phận sinh dục
Nhiều em bé, trai cũng như gái, ngay sau khi sinh có bộ phận sinh dục to hơn bình thường, và cả các bé trai cũng như gái có thể có “vú”. Hiện tượng này là do hormone tăng lên ồ ạt tời những mức cao ngay trước khi bạn lâm bồn, và một phần nào đã truyền sang máu trong người bé.
Với bé trai, điều này có thể dẫn tới việc bé có một bìu dái nẩy nở và hai bầu vú nở lớn; cũng có thể bé tiết ra cả một chút sữa nữa. Hiện tượng này không có gì là bất thường và tình trạng nẩy nở này cũng sẽ xẹp đi dần dần. Em bé gái thì có thể có âm hộ hay âm vật nẩy nở và một chút “kinh nguyệt” sau khi sinh ra.
Cuống rốn
Dây rốn, lúc sinh ra ẩm ướt và có màu trắng – xanh, được kẹp lại bằng cái kẹp, rồi sau đó được cắt bằng kéo, chỉ để lại một đoạn ngắn, sẽ khô đi và hoá gần như đen trong vòng 24 tiếng. Cuống rốn sẽ teo đi và rụng sau khoảng một tuần nhưng em bé chẳng hề cảm thấy đau.
Hoát vị Rốn (rốn lồi)
Một số bé có một Khối u nhỏ gần rốn, gọi là thoái vị rốn(rốn lồi). Hiện tượng này là do cơ thành bụng yếu nên khiến cho ruột đẩy phình ra một chút.
Các chứng thoát vị rốn( rốn lồi) càng thấy rõ khi các cơ bắp được sử dụng để khóc. Thoát vị rốn rất thường gặp, và gần như bao giờ cũng biến mất trong vòng một năm. Trong trường hợp bé của bạn bị rốn lồi và triệu chứng này mỗi ngày mỗi lớn hơn và không hết, bạn hãy đưa bé đi bác sĩ.
Về các vết bớt
Nếu bạn không tìm thấy một vết mờ nào trên cơ thể em bé, thì chắc hẳn là tại bạn chưa nhìn kỹ đó thôi.
Hầu như đứa trẻ nào sinh ra cũng có một kiểu Vết bớt nào đó, đôi khi nó rất là nhỏ. Đa số các vết bớt thường mờ đi và tự chúng biến mất khi đứa bé vào khoảng lên 3, mặc dù một số vết bớt vẫn tồn tại và con tăng thêm kich thước.
Cả hai con trai tôi đều có những vết bớt “cò mổ” ở sau gáy ngay dưới làn tóc mọc( là mộ nơi thường hay có vết bớt). Tuy nhiên các vết bớt này không còn thấy nữa khi các cháu lên 6.
Những nơi khác hay gặp vết bớt là trán, mí mắt và cổ, mặc dù có thể thấy bớt ở bất cứ nơi nào trên làn da.
Những vết bớt nông thì chẳng có gì đáng lo ngại. Chúng không gây hại và chẳng cần phải chữa trị.
Cân, đo
Người ta sẽ cân, đo vòng đầu và chiều dài em bé để có những chỉ số về tăng trưởng và phát triển của em bé. Có thể sử dụng những chỉ số cân đo này để làm cơ sở cho sự phát triển của cháu trong tương lai. Mặc dù các chỉ số cân đo thường lệ này không thể nào tránh khỏi việc chênh lệch với “ số chuẩn trung bình”, bạn cũng không nên quá lo lắng về chuyện này. Một con số chuẩn trung bình chỉ là một cách tính theo toán học, nên “đứa trẻ chuẩn trung bình” chỉ có tính cách lý thuyết thôi và không có trên thực tế.
Số cân nặng
Các bé sơ sinh có trọng lượng rất khác nhau. Các yếu tố như tình trạng dinh dưỡng, bánh nhau và nòi giống đều ảnh hưởng đến số cân nặng. Giới hạn số cân đối với các em bé sinh đủ ngày đủ tháng là từ 2,5- 4,5kg. Nếu bạn cao, hay nặng cân, hoặc bị bệnh đái tháo đường, thì thường là em bé của bạn có khuynh hướng nặng cân.
Những phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính, bị bệnh thận, hay tiền sản giật, và các phị nữ hút thuốc trong thời gian mang thai, thì có nhiều xác suất sinh ra con nhẹ ký hơn. Phần nhiều các bé gái hơi nhẹ cân hơn các bé trai, và những trẻ sinh đôi thì thườn sẽ nhẹ cân hơn các bé sinh ra có một mình.
Bé của bạn sẽ giảm trọng lượng trong mấy ngày đầu sau sinh, nhưng đó là điều bình thường vì cơ thể của bé phải điều chỉnh lại cho thích hợp với những đòi hỏi về cách nuôi dưỡng. Khi chào đời bé phải tự xử lý lấy thức ăn của mình, sẽ phải mất một thời gian mới thích nghi được với các cữ bú. Số lượng cân bị giảm vào lúc này vào khoảng 170g. Phải mất vài ngày rồi số cân em bé mới bắt đầu tăng lên được.
Ý nghĩa của hiện tượng tăng cân là nó phản ánh được tình trạng sức khoẻ tổng quát về thể chất. Lên cân đều cho thấy lượng thức ăn ăn vào được đầy đủ, và được hấp thụ, trong khi lên cân yếu hoặc thất thường hay sụt cân báo hiệu lượng thức ăn ăn vào bị thiếu hoặc không được hấp thụ.
Vòng đầu
Vòng đầu của em bé lớn, không cân đối với kích cỡ, chiếm tới ¼ chiều dài cỏ thể. Em bé càng nhỏ thì đầu càng lớn so với phần cơ thể còn lại. Vòng đầu trung bình của em bé sơ sinh vào khoảng 35cm. Việc đo vòng đầu được coi là một phần chính yếu trong việc khám một em bé, vì sự phát triển của cái đầu phản ánh sự phát triển của bộ não. Một số đo vòng đầu lớn hay nhỏ quá một cách bất thường có thể là dấu hiệu một tình trạng bất thường của não bộ.
Ngực và bụng
Vòng ngực của em bé sẽ nhỏ hơn vòng đầu. Bụng của bé có thể trông như rất lớn và căng nữa, tuy nhiên do các cơ bắp ở bụng còn yếu nên điều đó không có gì là lạ.
Các tá lót đầu tiên
Phân và nước tiểu của em bé có lẽ còn lạ với bạn và nếu em bé của bạn là bé gái, thì thậm chí có thể thấy có chút tiết dịch từ âm hộ. Tất cả những dấu hiệu ấy không nhất thiết có nghĩa là có điều gì đó bất ổn.
Phân
Lần đi cầu đầu tiên của em bé sẽ có phân su, đây là chất nhớt của quá trình tiêu hoá và trông có màu xanh đen. Một phần của phân su được tích lũy từ nước ối nuốt vào trong khi em bé còn nằm trong bụng mẹ. Lượng phân su đầu tiên phải được tống ra trong vòng 24 giờ đầu tiên và thông thường là hai ngày sau cháu mới đi cầu lần kế tiếp. Sau ngày thứ tư bé có thể đi cầu 4-5 lần mỗi ngày.
Bạn sẽ để ý thấy là màu sắc và thành phần của phân chuyển biến từ phân su sậm màu, xanh- đen, nhầy dính sang một thứ phân màu xanh – nâu, rồi vàng sánh sệt.
Trong trường hợp bạn cho bé bú bình, phân bé có thể lợn cợn như trông giống như trứng.
Đa số các bé đi cầu ngay sau khi cho bú, do một phản xạ dạ dầy – ruột kết hoàn toàn lành mạnh, khiến cho một khi thức ăn vào bao tử là ruột tống phân ra ngay. Một số bé ít đi cầu thường xuyên hơn nhiều, tuy nhiên miễn là không phải rặn quá và phân mềm, có màu sắc bình thường thì chẳng có gì đáng quan tâm. Còn nếu bé đi cầu không thường xuyên hoặc phân cứng quá thì bạn nên cho bé uống chút nước ( một muỗng canh, tức 15ml) hai hay ba lần mỗi ngày.
Nước tiểu
Các bé sơ sinh gần như đi tiểu liên tục vì các cơ bàng quang của bé chưa phát triển. Bé không có khả năng nhịn tiểu dù chỉ là vài phút – nên nếu phải thay tã bé 20 lần trong 24 giờ thì cũng là điều rất bình thường thôi. Khi đi tiểu, trong nước tiểu sẽ thấy những chất gọi là urat có thể nhuộm tã bé một màu hồng sậm hay đỏ. Điều này cũng là rất bình thường đối với một bé sơ sinh.
Dịch tiết âm hộ
Các bé gái sơ sinh đôi khi tiết ra một dịch tiết âm hộ trong hay trắng đục. Trong một vài trường hợp bạn có thể để ý thấy có một chút máu từ âm đạo bé chảy ra, nhưng điều này hoàn toàn là bình thường và chỉ trong một hai ngày là không còn thấy nữa. Nếu bạn thực sự lo lắng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được yên tâm.
Các kiểu vết bớt
Đa số các vết bớt chỉ là những điểm tựa bất thường dưới da của những mạch máu nhỏ li ti. Các vết bớt này không gây hại và không làm cho bé đau. Dưới đây là kiểu vết bớt thường gặp nhất:
Vết bớt trái dâu: Còn gọi là bớt “dấu cò” hay “cò mổ”; đây là những vết da đổi màu, hồng hồng thường nhạt đi theo thời gian, nhiều khi chỉ vài tháng là hết. Thoạt nhiên, chúng xuất hiện dưới dạng những đốm đỏ nhỏ, không phải bao giờ cũng thấy rõ lúc mới sinh. Các vết bớt này có thể lớn lên thành những u màu đỏ, lồi lên, khá là gây hoang mang cho bố mẹ bé trong những tháng đầu, tuy nhiên trong năm thứ nhì, phần lớn các vết bớt này sẽ teo đi và biến mất, không để lại sẹo nào
Vết bớt mạng nhện (vết chàm): Các vết bớt nhỏ này xuất hiện ngay sau khi sinh, dưới dạng một lưới hay “mạng nhện” những mạch máu giãn nở. Phần nhiều các vết này biến mất sau năm đầu.
Các vết chàm có sắc tố: Các mảng da nâu nâu này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Chúng thường nhạt màu đi và gần như bao giờ cũng lan rộng ra khi đưa trẻ lớn lên, nhưng ít khi trở nên sậm hơn.
Các vết bớt màu rượu chát: Thấy ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể, các vết bớt màu đỏ tươi hay đỏ sậm là do các mao quản dãn lở dưới da. Mặc dù cố định, các vết bớt này có thể tẩy xoá đi được bằng liệu pháp sử dụng tia laser hay hoa trang giấu đi bằng son phấn đặc biệt.
Vết bớt mông, cổ: Các em bé có nước ra sậm thường hay có những khoảng da đổi màu vô hại, màu xanh dương sậm, thường thấy trên Lưng hay trên mông; các vết bớt này tự nhiên sẽ nhạy màu đi.