Đến cuối tháng thứ 3, bé đã kiểm soát được các cử động toàn thân. Cơ cổ bé đã cứng hơn nên bé có thể nâng đầu lên và giữ vững trong vài giây. Mắt bé nhìn qua lại, lên xuống và dõi theo hình bóng khi cha mẹ di chuyển trong phòng.
Cân nặng của bé trong thời gian trước tăng mỗi ngày tối thiểu 25 g, trong tháng thứ 3 chỉ còn tăng khoảng 20 g mỗi ngày. Chiều cao của bé 3 tháng tuổi là khoảng 60 cm.
Trong tháng này, bé bắt đầu chú ý tới đôi bàn tay của mình, bé thường xuyên đưa tay lên mặt, giụi mắt và ngắm nhìn để khám phá đôi bàn tay. Đây là một hoạt động mà bé rất ưa thích! Cuối tháng này, bé có thể dùng các ngón tay để đùa nghịch.
Đầu của bé có hai thóp, thóp trước nằm trên đỉnh đầu và thóp sau phía sau đầu. Từ bây giờ, thóp sau bắt đầu liền, điều đó có nghĩa là lớp sụn ở thóp sau bắt đầu cứng lên và trở thành xương. Thóp trước và thóp sau được nối liền nhau bằng các đường khớp. Thóp trước hình thoi, giới hạn bởi các xương đỉnh, thóp sau hình tam giác, là phần mềm do các xương sọ chưa liền với nhau tạo thành các khe hở. Đôi lúc, có thể trông thấy nhịp đập của xoang tĩnh mạch.
Bình thường thóp trước sẽ được đóng kín hẳn khi bé được 12 – 18 tháng. Các đường nối của hộp sọ sẽ dính liền khi trẻ đến tuổi dậy thì.
Thu tran đã bình luận
Chao bs !