Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Kiểm soát sốt hiệu quả ở trẻ em

Khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé trên 37oC – ngưỡng của sốt, các bà mẹ trẻ thường lo lắng và luống cuống không biết xử lý thế nào. Hãy bình tĩnh và nhớ kỹ những nguyên tắc cơ bản của việc kiểm soát sốt ở trẻ em, bạn sẽ giúp con hạ nhiệt an toàn.

Trong y khoa thường quy ước sốt dưới 38oC là sốt nhẹ, từ 38oC -39oC là sốt vừa, từ 39oC – 41oC là sốt cao, trên 41oC là rất cao. Khi sốt cao trên 39oC, có thể bị co giật toàn thân, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới hôn mê hoặc tử vong; nếu khỏi thì cũng dễ bị di chứng tổn thương thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải. Sốt cao 40-41oC có thể gây rối loạn đông máu. Vì vậy, ngay từ khi sốt nhẹ, bạn hãy nhanh chóng giúp bé giảm sốt. Các bước xử trí khi bé sốt tại nhà

– Sốt nhẹ và vừa (dưới 38,5oC): có thể chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát và nới bớt quần áo, chườm khăn ướt lên trán. Từ 38,5oC trở lên: bạn hãy cho bé uống uống ngay thuốc hạ sốt paracetamol liều 15mg/kg cân nặng. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của trẻ. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.

– Nếu sốt cao (từ 39oC trở lên): bạn nên cho uống thuốc an thần ví dụ siro chứa promethazine để phòng co giật do sốt cao.

Khi dùng thuốc hạ sốt cho bé, bạn hãy lưu ý:

  • Những loại có chung tác dụng chớ nên dùng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều. (Liều dùng thường là 60mg/kg/ngày) Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau, bạn hãy lưu ý khi dùng.
  • Tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài.
  • Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác bên cạnh dùng thuốc: lau người bé bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol… (nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật), không xoa bằng nước đá, dầu gió.
  • Xem kỹ thành phần để tránh cho bé bị dị ứng với thuốc. Thận trọng khi dùng thuốc với các bé bị suy gan, suy thận.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc hạ sốt.
Meyeucon.org - 03/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sốt ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Kiến thức cơ bản về sốt virus ở trẻ em
  • 5 sai lầm phổ biến khi hạ sốt cho trẻ
  • Mẹo chữa sốt và ho cực hay cho bé bằng rau diếp cá
  • Trẻ bị sốt: trường hợp nào cần phải đưa tới bệnh viện?
  • Biện pháp xử trí khi trẻ bị sốt co giật

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn