Ở độ tuổi này, bé bắt đầu biết nhận thức xung quanh. Bé quan sát và lắng nghe rất chăm chú.
Ghi nhớ bằng mùi hương:
Khi bé tiếp xúc với mọi người trong gia đình hãy ôm bé sát vào lòng. Khi bé tiếp xúc những đồ vật hãy đưa sát lên mặt bé có thể ngửi được mùi hương của từng người, từng đồ vật.
Nói cho bé nghe tên của mỗi người, mỗi vật, sau đó quay đi chỗ khác và sau đó cho bé ngửi lại mùi hương. Hãy để bé ngửi mùi của những đồ vật đa dạng và quan sát phản ứng của bé. Bố mẹ nên cho bé ngửi những mùi hương từ trái cây như chanh, chuối, hoặc một ít phô mai, bơ và những thực phẩm khác. Nhưng hãy bảo đảm bé không thể bỏ được những thứ ấy vào miệng.
Lắng nghe:
Hãy ghi lại những âm thanh bé tạo ra và một số âm thanh, lời nói của bạn lúc chơi đùa với bé. Sau đó mở lại đoạn âm thanh để bé nghe. Bé sẽ lắng nghe một cách chăm chú những âm thanh của riêng mình.
Thị lực:
Hãy chơi trò chơi “ánh sáng” với bé. Để bé trong lòng, ngồi trong bóng tối đối diện một bức tường. Chiếu ánh sáng của ngọn đèn lên tường và xem bé chú ý đến ánh sáng đó. Từ từ xoay tròn ngọn đèn để cho bé có thể dõi theo cái bóng đang nhảy múa trên tường.
Ngôn ngữ không lời:
Khi bé phát triển khả năng phát âm bé cũng bắt đầu bắt chước điệu bộ và âm thanh của bố mẹ khi nói với bé bằng cách huơ đôi tay và đôi chân. Sau và trước khi phát âm, lập lại âm điệu của bố mẹ và sớm làm điều bộ diễn tả theo, đây chính là một tương tác xã hội rất rõ rệt giữa bé và người chăm sóc. Giao tiếp nhiều nâng cao khả năng nhận thức của bé và tình cảm giữa bé với bố mẹ.
Hãy đặt bé vào lòng, nắm tay hoặc chân bé vẫy theo nhịp và làm các động tác theo lời bài hát. Lập lại một vài lần sau đó hát mà không nắm tay bé, xem thử bé có tự vẫy tay theo nhạc không.
Nhận thức mới:
Các em bé ở tháng tuổi này đặc biệt chú ý đến người chăm sóc mình. Bố mẹ sẽ nhận ra điều này vì khi bố mẹ rời bé đi ra ngoài bé thường giận dỗi và khóc thét lên, bé tỏ ra rất phấn khích khi bố mẹ vào phòng, và mắt bé luôn dõi theo bố mẹ khi bố mẹ di chuyển trong phòng.
Hãy chú ý xem bé thường quan sát bố mẹ như thế nào, “đi theo” bố mẹ đến mọi góc trong phòng bằng ánh mắt. Cố gắng chơi trò chơi “hú hà” với bé thật nhiều. Di chuyển ra sau bàn ghế rồi sau đó xuất hiện bất ngờ để làm cho bé ngạc nhiên. Bạn có thể di chuyển khắp phòng để bé chú ý nhiều đến trò chơi và đoán hướng đi của bạn.
Giao tiếp bằng mắt:
Khả năng liên lạc bằng mắt của bé với bố mẹ đang phát triển. Bé có thể nhìn chằm chằm vào bố mẹ một khoảng thời gian dài mà không cần phải tập trung chú ý. Ánh mắt bé không chỉ là một cái nhìn, thông điệp cảm xúc chứa đựng trong ánh mắt ấy quan trọng hơn. Bé sẽ cười, “nói” và làm nhiều động tác trên cơ thể hơn khi bé gửi đi những thông điệp từ ánh mắt.
Khi mắt bé bắt gặp mắt bố mẹ, hãy nói chuyện với bé để việc giao tiếp không gián đoạn lâu. Di chuyển đầu nhè nhẹ, mở to mắt, chớp mắt và cười để giữ cho bé sự tập trung, kích thích vào ánh nhìn của bé.
nguyenthithuyhang đã bình luận
cho hoi? vi sao tre 4 thang tuoi? khong di sau vao giac ngu?..ngu? nua chung..lai hay khoc’ nhieu vao ban dem co bi sao khong