Phù nề chân, tay là bệnh thường gặp nhất ở các bà mẹ mang thai, nhất là khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối. Tuy nhiên, nếu biết được nguyên nhân bạn sẽ tránh được triệu chứng này.
Nguyên nhân gây phù nề
Khi mang thai, trọng lượng cơ thể của bà bầu tăng lên chóng mặt, có người tăng đến gần 20kg trong vòng 9 tháng. Việc này gây sức ép nặng nề lên đôi chân, khiến bàn chân của các bà bầu bị sưng phù lên.
Nguyên nhân khác nữa là do nội tiết tố trong cơ thể của bà bầu thay đổi, làm thay đổi lượng máu, máu ít dồn về chân, nên tay chân nặng nề hơn.
Ngoài ra, khi thai quá to, dễ chèn vào tĩnh mạch, gây cản trở sự lưu thông máu cũng khiến chân tay bị sưng to lên.
Giảm phù nề cho thai phụ
Để giảm thiểu tình trạng chân tay bị phù nề, cần phải thực hiện theo các phương pháp sau:
-Thay đổi chế độ ăn uống:
Khi mang thai, vấn đề ăn uống gần như là quan trọng nhất, chính vì vậy bà bầu nên ăn uống khoa học, đa dạng và bổ dưỡng. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ để bảo vệ tĩnh mạch và tuyệt đối không ăn thức ăn cay, nóng.
– Tập thể dục:
Không chỉ có tác dụng giúp thai nhi khỏe mạnh, việc tập thể dục còn giúp giảm đáng kể hiện tượng phù tay chân. Môn thể dục tốt nhất là tập yoga, đi bộ, bơi lội…
– Uống đủ nước:
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein…
– Ăn mặc thoải mái:
Việc mặc quần áo bó sát quá khi mang thai sẽ làm tăng sức ép lên cơ thể và chân tay, làm hiện tượng phù nề tăng lên nhanh chóng. Tốt nhất là bạn nên mặc những chiếc áo, váy bầu rộng rãi, thoải mái.
Như vậy, việc chân tay phù nề không phải là bất khả kháng, không thể phòng ngừa được mà dựa vào chế độ ăn uống, tập luyện, bạn có thể làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị phù chân, tay trong thời gian mang thai.
Vũ Hồng Gấm đã bình luận
XIn hỏi bác sĩ em có thai được 26 tuần chân thấy bị phù, sợ bị tiền sản giật lên vào viện xét nghiệm máu và nước tiểu nhưng tất cả đều bình thường. Nhưng cứ vài ngày chân lại phù 1 lần. Cho em hỏi những lần phù sau mình có phải đi xét nghiệm lại k? Mình xét nghiệm 1 lần kết quả như vậy thì có nguy cơ bị tiền sản giật nữa không nếu chân vẫn cứ phù.
Nguyen Thi Hong đã bình luận
Thưa bác sỹ, đến tháng thứ 7 của thai kỳ tôi bắt đầu bị phù chân? tôi hiện tại đang bị cả sỏi thận nữa nên tôi không biết sỏi thận có phải là nguyên nhân gây phù chân không hay do tôi bị tiền sản giật? Tôi cảm ơn bác sỹ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc không phải phù do sỏi thận, nhưng sỏi thận làm nặng thêm tình trạng phù. Bạn nên đo huyết áp và XN nước tiểu để có đủ dữ liệu có phải nhiễm độc thai nghén không.