Bé đã ra đời rồi, vậy mẹ và bé sẽ như thế nào trong giai đoạn đầu đời. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin nhé.
Chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên
Không nên quá lo lắng khi bé không nhìn thẳng vào khuôn mặt mẹ: Phần lớn các bé “say sưa” chiêm ngưỡng một phần trên khuôn mặt mẹ như lông mày, tóc và cử động miệng. Khoảng 1 tháng tuổi, bé bắt đầu quan tâm đến sự trao đổi mắt với mắt cùng mẹ. Các nghiên cứu chứng minh, các bé rất thích thú khi nhìn ngắm khuôn mặt người đối diện và những vật có màu sắc tương phản cao như đen và trắng.
Nên tạo cơ hội để bé được gần gũi với khuôn mặt mẹ như khi bạn cho bé “ti”, bạn thử lắc lư đầu mình từ bên này sang bên kia, mỉm cười và nhìn vào mắt bé. Bài tập này giúp các cơ mắt của bé thêm chắc khỏe.
Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bé có mắt nhìn hơi chéo. Phần lớn kiểu nhìn chéo này ở bé là bình thường cho đến khi bé được khoảng 4 tháng tuổi.
Bé khá nhạy cảm với ánh sáng và có thể quan sát được 3 loại kích cỡ; do đó, bạn có thể thấy bé chớp mắt khi đưa một món đồ chơi lại gần mặt bé.
Dấu hiệu bé bú đủ:
Phần lớn người mẹ đều băn khoăn về việc, liệu bé bú đã đủ no hay chưa bởi vì, bé dường như xuất hiện cảm giác đói trong cả ngày. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bé đã bú đủ là: bầu ngực của mẹ dường như “trống rỗng”; da của bé có màu sáng, chắc và có độ đàn hồi tốt khi bạn ấn tay vào (nếu cơ thể bé bị mất nước thì khi bạn ấn nhẹ ngón tay vào làn da của bé, da bé sẽ có dấu hiệu nhăn nheo trong một thời gian ngắn); bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa mẹ (khi căn phòng yên tĩnh); phân của bé có màu vàng hoặc màu sậm; bé làm ướt khoảng 6-8 chiếc tã mỗi ngày. Những tháng tiếp theo, bé phát triển tốt cả về chiều cao và cân nặng.
Tình trạng đi tiêu ở bé:
Vài ngày sau khi chào đời, bé thường đi tiêu có màu xanh sẫm; bởi vì, trong phân có chứa meconium – chất có sẵn ở ruột ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Khi bé được “ti mẹ” và meconium được đẩy dần ra ngoài, phân của bé bắt đầu chuyển sang màu vàng; nhưng màu sắc có thể thay đổi hàng ngày (dựa vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và khả năng hấp thu của bé). Có những ngày, phân của bé trở nên mềm hơn, trông giống như bị tiêu chảy.
Bé sơ sinh có thể đi tiêu 8-12 lần mỗi ngày nhưng nếu bé chỉ “đi” một lẫn mỗi ngày thì cũng không có gì đáng lo ngại.
Chứng vàng da ở bé sơ sinh:
Nếu dùng ngón tay ấn vào mũi hoặc cằm của bé, bạn có thể kiểm tra xem bé có mắc chứng vàng da hay không. Nếu bé có làn da xỉn màu, bạn nên xem dấu hiệu vàng da trong lợi của bé. Tình trạng vàng da mạnh nhất là trong vòng 2-3 ngày sau khi bé chào đời. Phần lớn các trường hợp vàng da sinh lý sẽ tự biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi.
Nguyên nhân: Bé sơ sinh có nhiều hồng cầu hơn nhu cầu của bé; hơn nữa, do gan của bé còn non nớt nên những sắc tố vàng (còn gọi là bilirubin – một sản phẩm của hồng cầu) bị dồn ứ trong máu. Một phần libirubin được đào thải ra ngoài qua phân nhưng thường không hết. Do đó, khoảng hơn một nửa số bé sơ sinh mắc chứng vàng da ở nhiều cấp độ khác nhau trong vòng 2 tuần đầu tiên.
Một số bé bú mẹ mắc chứng vàng da do bé không nhận đủ sữa mẹ. Vàng da do bé bú mẹ cũng sẽ tự nhiên biến mất trong vòng 2 tuần sau khi bé chào đời (bởi vì, lượng bilirubin đã được đào thải ra ngoài qua chất thải của bé). Các chuyên gia khuyên rằng, người mẹ nên cho bé bú để bé đào thải hết lượng bilirubin ra ngoài.
Phần lớn các trường hợp vàng da ở bé sơ sinh không gây hại và cũng không cần điều trị. Bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bilirubin cho bé, bằng cách lấy một ít máu ở gót chân của bé.
Chăm sóc sức khỏe mẹ:
Khoảng 2-4 ngày sau sinh, sữa của bạn sẽ “về”, có thể gây nên tình trạng căng ngực (trước đó, bé có thể sử dụng nguồn dinh dưỡng gọi là sữa non) – khi ấy, bầu ngực thường như bị sưng lên (mềm hoặc cứng và nóng hơn).
Bạn nên tránh những tác động “thô bạo” lên vùng ngực vì chúng có thể gây đau. Tình trạng căng ngực chỉ là tạm thời và có thể được điều chỉnh bằng cách cho bé bú thường xuyên. Ngoài ra, một số mẹo sau cũng giúp bạn dễ chịu hơn:
- Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen.
- Sử dụng một miếng gạc ấm (khăn bông mềm, nhúng vào nước ấm) để massage bầu ngực mỗi lần bạn cho bé bú.
- Vắt từng lượng sữa nhỏ mỗi bên ngực trước khi bạn cho bé “ti”; bởi vì, một bầu ngực căng khiến cho bé khó khăn khi ngậm ti mẹ. Sau đó, bé cũng khó khăn để mút sữa – yếu tố gia tăng những cơn đau ở mẹ.
- Tháo bỏ áo ngực, khi cần thiết. Nhiều người mẹ duy trì thói quen mặc áo ngực khi đi ngủ. Điều này chỉ khiến bầu ngực bị căng thêm.
- Cho bé “ti mẹ” cách 2-3 giờ một cữ. Bạn không nên tránh cho bé bú chỉ vì sợ bị đau: bạn càng cho bé bú nhiều, bạn càng đỡ bị đau hơn.
- Uống đủ nước để tránh cơ thể bạn bị mất nước và giúp duy trì quá trình sản xuất sữa thành công.
- Cho bé bú xen kẽ cả hai bên ngực.
- Sử dụng thêm một miếng gạc mát để chườm ngực sau khi bạn cho bé bú.
thuan đã bình luận
chào MYC! Thai của em hiện nay đã được 40 tuần tuổi mà vẫn chưa thấy hiện tượng chuyển dạ. Hôm 29/3 vừa rồi em có đi kiểm tra thì thai vẫn bình thường, bác sĩ bảo chờ thêm thời gian khoảng 1 tuần nữa thì đi khám lại nhưng 2 bầu ngực của em có lúc tiết sữa chảy ướt áo. MYC cho em hỏi liệu như vậy sau này em sinh sữa non có con nhiều không và có ảnh hưởng gì đến việc tiết sữa sau này cho con em không ạ?
nguyệt anh đã bình luận
Me yêu con oi,em xin nhờ Me yêu con giúp giải đáp!
em mới sinh em bé,sau 3 tuần thì hết sản dịch.đến nay là được hơn 5 tuần thì vơ chồng em Quan hệ tình dục trở lại (em chưa có kinh trở lại sau sinh; em cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ).vợ chồng em Quan hệ tình dục không an toàn(không dùng biện pháp gì,tinh trùng đã vào trong);ngoài ra em bị táo bón(+leo cầu thang nhiều sau sinh) nên bị Sa Dạ Con nhẹ(cấp độ 1). Me Yêu Con cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì không?nghiêm trọng không và em có bị có thai không? và có cần uống thuốc gì để tránh thai không?
Mong Me Yêu Con giúp em ! em cảm ơn !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đáng lý phải dùng bao cao su tránh thai và giữ VS khi chưa hoàn toàn hồi phục giải phẫu sinh lý ở người phụ nữ sau sinh con. Khoảng 3 tuần tới bạn làm test QT xem có thai không, theo dõi con có đi đại tiện xì xoẹt hoa cà hoa cải nhiều lần trong ngày thì cũng cảnh giác có thai. Bạn nên áp dụng bài tập nhẹ nhàng sau sinh làm cho cơ đáy chậu và âm đạo chắc khoẻ lại sẽ nâng đỡ dạ con. Nếu chồng bạn không chịu dùng BCS tránh thai thì bạn phải uống thuốc tránh thai (có hình mẹ bồng con bú) hoặc đặt dụng cụ tử cung. Không nên để lỡ có thai, phải đi nạo hút phụ nữ dễ trầm cảm do suy sụp tinh thần, nếu để đẻ, con lớn bơ vơ dễ tự kỷ, mẹ suy nhược do chưa hồi phục SK sau lần sinh trước nay lại tiếp tục chia xương sẻ máu cho con thứ 2, bé sau cũng dễ suy dinh dưỡng.
nguyệt anh đã bình luận
em chân thành cảm ơn những lời khuyên quý báu của Me Yêu Con!
khi em mang bầu,do sức khỏe yếu nên đã bắt anh xã Kiêng cho tới thời gian vừa rồi,đó là 1 khoảng thời gian rất dài với 1 người đàn ông vì chỉ được bên vợ,quan tâm vợ mà không được Gần Gũi. em cũng biết đáng ra mình nên kiêng cữ thêm và bản thân em cũng chưa Sẵn Sàng với việc Gần Gũi chồng nên cũng đã nói rõ với anh nhưng khi anh ấy ở bên, thì thầm vào tai rằng: Anh Rất Nhớ,Nhớ em lắm… thì em sau khi chống đối,lại thấy chồng mình thật đáng thương vì phải xa vợ quá lâu…và sau đó em đã đồng ý.
Me Yêu Con ơi,như Me yêu con đã nói thì em không nên nạo hút( em cũng không muốn làm vậy) ; cũng không nên đẻ( mà em cũng không muốn sinh thêm vì em vừa sinh bé thứ 2 rồi) . Bây giờ em không thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà uống thuốc tránh thai thường như Me Yêu con khuyên( hình mẹ bồng con) thì bây giờ uống không có tác dụng. Vậy em phải làm gì đây? mong Me Yêu con gỡ rối giúp em vơi ! giờ em đang rất lo lắng và bối rối!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
MYC chỉ phân tích cái hại cho bạn về tinh thần và thể chất nếu có thai ngoài ý muốn để vợ chồng bạn có quyết định dứt khoát hơn trong việc sử dụng biện pháp tránh thai. Việc "quan hệ" vợ chồng là nhu cầu tình cảm bình thường không thể bắt "nhịn" được, vậy nên biết cách vừa đáp ứng nhu cầu tình cảm vừa bảo vệ được sức khoẻ không phải mất ăn mất ngủ lo lắng kéo dài hàng chục ngày ảnh hưởng cả mẹ và bé. Còn lần này nếu lỡ có thai tiếp, bạn sẽ phải lựa chọn hoặc để đẻ thì cả 3 mẹ con đều quặt quẹo, nhất là bạn mất sức ghê gớm thậm chí không đủ sức nuôi dưỡng bào thai (có thể sảy) hoặc mẹ chấp nhận hút thai chịu đựng đau đớn thể xác và tinh thần (mà có lẽ mẹ nào cũng vì con mà chấp nhận hy sinh, chịu đựng) rồi thời gian nguôi ngoai đổi lại cho bé mới sinh được chăm sóc tốt hơn. Kiểu gì cũng chỉ được chọn 1. Ngày nay luôn có thông điệp rằng "NAM GIỚI ĐỒNG HÀNH CÙNG VỚI PHỤ NỮ TRONG VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI" nếu thực sự thương vợ hiền đang phải chia xương sẻ máu sinh và nuôi cho họ những đứa con khoẻ mạnh, thông minh. Bình tĩnh chờ đợi 3-4 tuần sau "quan hệ' bạn làm test nếu (-) thì uống thuốc tránh thai "mẹ bồng con" ngay hoặc anh xã dùng BCS (khoảng thời gian chờ đợi này vợ chồng "q.hệ" bình thường nhưng phải dùng BCS thì mới xác định được nguy cơ thai nghén của lần "va chạm" vừa rồi. Chúc bạn may mắn không " dính"
nguyệt anh đã bình luận
em vô cùng cảm ơn những lời khuyên chân thành,quý báu của Mẹ Yêu Con đã như 1 người bạn,người đồng hành không thể thiếu của em! em chân thành cảm ơn!