Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chuyển động bình thường của thai nhi

Hầu hết thai phụ cảm nhận được chuyển động của bé ở tuần 22-24 của thai kỳ. Ban đầu, chuyển động ấy chỉ như sự vỗ cánh; sau đó, khi bé phát triển và mạnh khỏe hơn, các chuyển động rất dễ dàng để nhận diện.

Trong thời gian sau, đôi khi bạn thấy chuyển động của bé như lắng xuống và đó cũng là điều bình thường. Bé của bạn thường hiếu động sau khi mẹ ăn một bữa hoặc uống một cốc nước ấm. Khoảng tuần 26-32, bé có thể thực hiện những cú nhào lộn bên trong bụng mẹ, vì vậy, có thể thấy đầu bé lộn xuống ngày hôm nay nhưng ngày mai, mông bé lại lộn xuống. Điều này cũng là bình thường.

Đến cuối thai kỳ, hình thức chuyển động có thể thay đổi. Thay vì những cú đá, bé có thể như đang cuộn tròn hoặc di chuyển từ bên này sang bên kia. Điều này là hoàn toàn bình thường nhất là khi bé đang lớn hơn và đầu của bé lọt vào trong xương chậu của mẹ.

Dấu hiệu cần lo lắng

Nếu con bạn đang chuyển động ít hơn trước đó, nó có thể là một dấu hiệu quan trọng. Nói chung, hãy cố gắng tập trung vào các chuyển động một (hay hai) tiếng sau một bữa ăn – thời điểm hợp lý để bạn kiểm tra hoạt động của con.

Nếu lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động, hãy thử những thứ như đồ uống mát (hay uống ấm), sau khi tắm rửa để kích thích chuyển động từ bé.

Nếu hoạt động của bé đột ngột giảm (hoặc bạn cảm thấy không có chuyển động nào) thì bạn nên đi khám ngay.

Nếu bạn bị bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong thai kỳ (ví dụ như tiểu đường, cao huyết áp) hoặc bào thai là nhỏ (tăng trưởng bị giới hạn), việc đi khám ngay là điều cần thiết.

Các xét nghiệm được thực hiện

– Sức khỏe của bé có thể được kiểm tra bằng cách siêu âm, đánh giá sự tăng trưởng và lưu lượng máu của bé. Sẽ yên tâm hơn nếu bạn nhìn thấy bé di chuyển trên màn hình siêu âm.

– Non-stress test (NST), giúp đo nhịp tim của bé. Qua đó, đánh giá sức khỏe của bé. Nếu đạt yêu cầu, kết quả siêu âm cho thấy tăng trưởng tốt và máu lưu thông bình thường, bạn có thể yên tâm. Nếu nhịp tim thai không đạt yêu cầu, kết quả siêu âm là đáng lo ngại, bác sĩ sẽ tư vấn cách ứng phó với người mẹ.

Theo Mẹ và bé

Meyeucon.org - 04/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến
  • Dị tật thai nhi và những điều mẹ mang thai nên tránh
  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P2)
  • Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P1)
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh

Bình luận

  1. crystal đã bình luận

    16/02/2011 at 9:30 sáng

    Chao BS!
    Em mang thai duoc 22 tuan 1 ngay em di sieu am thi baby nang 420g nho hon binh thuong , Xin BS cho em y kien ve tinh trang tren khong biet con em khi sinh ra co bi sao khong?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      18/02/2011 at 4:44 sáng

      Thai 22 tuần nặng 420gr là bình thường bạn nhé. Giai đoạn 3 tháng cuối cứ 4 tuần thai phát triển tăng 700gr, với điều kiện chế độ dinh dưỡng phải tốt. Chúc bạn bình an.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn