Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Các thời điểm tầm soát dị tật thai nhi

Hỏi: Tôi năm nay 29 tuổi đang mang thai bé thứ hai đã được 7-8 tuần tuổi (theo siêu âm lần đầu vào ngày 29-7-2010). Do trong quá trình mang thai tôi không biết mình đã có thai nên có uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên tác dụng 120g, và có bị cảm cúm nên có uống thuốc Decolgen để chữa cảm cúm.

Hiện nay tôi đang rất lo lắng về thai nhi không biết các loại thuốc mà tôi uống có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Tôi rất mong muốn được đi kiểm tra tầm soát thai nhi xem thai của tôi có vấn đề gì không? Xin hỏi bác sĩ để chẩn đoán được hết các bệnh và dị tật như vậy tôi cần phải đi khám thai những lúc nào?


Trả lời: Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, khi thai vào cuối 3 tháng đầu (khoảng từ 11 tới 13 tuần) cho tới khi thai 22 tuần, chúng ta đang có nhiều biện pháp giúp xác định một số dị tật lớn về di truyền (như bất thường số lượng nhiễm sắc thể 21,13, 18, X và Y) và các dị tật về cấu trúc thai (như bất thường hệ thống thần kinh: thai vô sọ, tật cột sống chẻ đôi..) nhưng không phải là tất cả.

Có một số dị tật có thể chỉ có thể phát hiện vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ như tắc ruột…

Trong trường hợp của chị đã có sử dụng một số thuốc và bị “cúm “đầu thai kỳ, chị muốn kiểm tra các vấn đề liên quan tới tình trạng dị tật thai, chị nên tới bệnh viện để được tư vấn kỹ các thời điểm xét nghiệm cho chính xác. Chương trình kiểm tra bao gồm:

– Các xét nghiệm tổng quát về phía chị, đặc biệt nên xét nghiệm thêm Rubella, CMV vì khi nhiễm 2 tác nhân này cũng có biểu hiện giống “cúm” nhưng có thể gây bất thường nhiều cho thai nhi vào 3 tháng đầu.

– Khi thai được 11-13 tuần, chị sẽ được siêu âm khảo sát hình thái thai (có thể phát hiện các dị tật nặng như thai vô sọ) đồng thời đo độ mờ da gáy (thấu quang gáy) kết hợp xét nghiệm sinh hóa để ước tính nguy cơ thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hay không? Nếu nguy cơ cao, chị sẽ được khuyến cáo sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán.

– Nếu trong trường hợp, chị tới trễ, vào tuần lễ 14-22. sẽ thực hiện xét nghiệm sinh hóa (Triple test) đánh giá nguy cơ bất thường thai. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, chị sẽ được tư vấn chọc ối để xác định chẩn đoán.

– Khi thai 22 tuần, một siêu âm kỹ lưỡng do các bác sĩ có kỹ năng cao sẽ khảo soát toàn bộ cấu trúc thai

Với chương trình đánh giá dị tật thai nhi như trên, chúng ta hy vọng sẽ chẩn đoán được phần lớn các dị tật lớn có khả năng ảnh hưởng tới sự sống của thai nhi. Khi phát hiện một bất thường thai nhi sẽ có sự hội chẩn của các bác sĩ chuyên về di truyền, nhi khoa, tim mạch… và bác sĩ sản khoa để tư vấn cha mẹ và từ đó có hướng xử trí.

Chị ở xa, không có điều kiện đi lại nhưng để theo chương trình đánh giá dị tật thai nhi chị cần phải lên bệnh viện Từ Dũ ít nhất là 2 lần (cách nhau khoảng 2 tuần) , một lần thực hiện xét nghiệm, lần sau trả kết quả và nghe tư vấn.

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA
(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM)

Meyeucon.org - 31/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ , Uống thuốc khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Uống thuốc cảm khi mang thai
  • Uống kháng sinh cefalexin khi mang thai
  • Cephalexin có ảnh hưởng đến thai nhi?
  • Uống thuốc hạ sốt khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Có thể hòa tan thuốc viên cho dễ uống?

Bình luận

  1. nam đã bình luận

    25/12/2012 at 7:36 chiều

    e quan he duoc khoang 2 ngay thi bi cam cum. e da uong 1 vien panadol lieu co anh huong toi viec thu thai k. va bi cam cum co anh huong gi k. xin bac si tu van giup e

    Trả lời
  2. thanh-vu đã bình luận

    09/02/2011 at 3:50 chiều

    chao bs.cho em hoi e moi di mo chan ve nen pai uong thuoc khang sinh.vi e khong biet minh moi co thai nen em da uong het hai vi thuoc khang sinh.vay lieu em co bi say khong a

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      15/02/2011 at 6:15 sáng

      Vấn đề không phải sảy thai mà là nguy cơ gây dị tật và bệnh bẩm sinh cho thai nhi. Bạn nên đi khám theo chương trình sàng lọc trước sinh để được giúp phát hiện (nếu có) và xử lý kịp thời. Bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để biết thuốc đã dùng sau mổ có tác động thời kỳ thai nghén thế nào. Chúc bạn may mắn.

      Trả lời
  3. Phan Hồng đã bình luận

    08/09/2010 at 3:43 chiều

    Hỏi: Uống thuốc Panadol viên sủi có ảnh hưởng gì tới thai nhi
    Em sạch kinh được 5 ngày và sinh hoạt vợ chồng, sau đó 2 ngày em uống panadol viên sủi vì bị đau đầu. Hết tháng em thấy chậm kinh và thử thì phát hiện mình có thai. Bs cho hỏi trong thời gian đó thuốc có ảnh hưởng gì đến quá trình hình thành và phát triển của thai không ạ?

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      10/09/2010 at 6:49 chiều

      Về mặt cơ bản thì giai đoạn này thai mới ở giai đoạn thụ tinh, chưa có gì ảnh hưởng nhiều. Nếu có chăng là do sức khỏe của bạn yếu gây ảnh hưởng thôi. Trong các giai đoạn khám thai chỉ cần bạn khám kỹ càng thì sẽ yên tâm.

      Trả lời
  4. Thanh Thảo đã bình luận

    02/09/2010 at 1:32 chiều

    Hỏi: Có thai ngay sau khi chích ngừa Rubella-Sởi-Quai bị có sao không?

    Em vừa mới tiêm ngừa rubella-soi-quai bị (mũi 3 trong 1) ngày 07/8/2010, trước đó em đã thử kiểm tra bằng Quickstick chì có 1 vạch nên mới an tâm đi chích ngừa, nhưng đến ngày 30/8/2010 sau khi thấy trễ kinh 1 tuần em đã thử lại Quickstick thì thấy 2 vạch (thử 2 lần). Em rất lo lắng và hoang mang không biết việc chích nhừa có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của thai hay không, mong BS tư vấn giúp em. (Sức khỏe em vẫn bình thường không có biểu hiện gì bất thường sau chích ngừa).

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      02/09/2010 at 11:43 chiều

      Trả lời: Có thai ngay sau khi tiêm ngừa Rubella-Sởi-Quai bị

      Thông thường nguy hiểm đối với việc có thai ngay sau khi chích ngừa chỉ chiếm khoảng 1,5%, tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu y học nào chứng minh được thuốc chích ngừa gây ảnh hưởng tới hình thành và phát triển của thai. Có một số việc bạn cần phải làm:
      – Đi khám chuyên khoa để biết chắc chắn mình có thai
      – Thông báo tình hình cho bác sĩ khám để có quá trình theo dõi chặt chẽ

      Về cơ bản bạn cũng đừng quá lo lắng vì bạn có thể có thai sau 2 tuần chích ngừa, nguy cơ bị tác động cũng thấp hơn, tuy nhiên cũng nên cẩn thận và theo dõi chặt chẽ nhé.

      Trả lời
  5. nguyen thi thanh nga đã bình luận

    27/08/2010 at 9:11 sáng

    Hỏi: Bị cảm cúm khi mang thai 4 tuần, xin BS giúp đỡ

    Chào cô!
    Cháu đã có mang cháu thứ hai duoc gần 4 tuần, nhưng hai hôm trước cháu bị cảm cúm, cháu không uống thuốc gì nhưng cháu có xông một lần nước lá sả, lá bưởi và ngải cứu sau đó cháu sợ nên cháu không dùng nữa, cháu định đi khám để xem liệu có ảnh huwowngrgif đến thai nhi không. Trường hợp của cháu có giống với của chị trên không ạ, chấu ở hà tĩnh, việc phát hiện dị tật thai nhi ở đấy hầu như chấu chưa nghe nói đến. cháu có thể đi đâu kiểm tra được ạ. Mong cô trả lời dúp cháu sớm, cháu đang rất lo.

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      27/08/2010 at 10:19 chiều

      Trả lời: Bị cảm cúm khi mang thai 4 tuần

      Chào bạn Thanh Nga, chưa chắc bạn đã bị cúm. Nếu không uống thuốc gì mà chỉ cần xông lá mà khỏi thì có thể bạn chỉ bị cảm thôi. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì được theo dõi, phát hiện các dị tật từ 14 đến 22 tuần tuổi là tốt nhất. Bạn nên đến khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh để hỏi. Vì hiện nay chương trình này đang được mở rộng ở các tỉnh miền Bắc. Có thể đã được triển khai ở Nghệ An. Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn và bé khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, nhiều may mắn !

      Trả lời
  6. kathy nguyen đã bình luận

    13/08/2010 at 6:26 sáng

    Hỏi: Mang thai có ăn được mướp đắng (khổ qua)?
    chau co thai duoc khoang 3 -4 tuan
    cha’u ko biet an tra’i muop dang ( kho^? qua ) co duoc ko?
    cam on Bs

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      13/08/2010 at 1:18 chiều

      Trả lời: Không ăn mướp đắng khi mang thai

      Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì có thể độc hại cho hệ sinh sản, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai. Bạn cần lưu ý không nên sử dụng.
      Bạn có thể xem thêm tác dụng và tác hại của mướp đắng (khổ qua) tại đây:
      Mướp đắng không tốt cho phụ nữ mang thai

      Chúc bạn sức khỏe!

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn