Việc bé mọc răng có vai trò quan trọng, thể hiện sự phát triển bình thường của cơ thể cũng như giúp bố mẹ có những bước chuẩn bị cho bé ăn và bổ sung dưỡng chất (canxi).
Để giúp cho các bậc cha mẹ nắm được thời gian mọc răng và thay răng của trẻ, xin tham khảo bảng dưới đây:
RĂNG HÀM DƯỚI |
RĂNG HÀM TRÊN |
||||
---|---|---|---|---|---|
Loại răng | Mọc răng | Thay răng | Loại răng | Mọc răng | Thay răng |
Răng cửa giữa | 6 tháng | 6 – 7 tuổi | Răng cửa giữa | 7 tháng | 7 tuổi |
Răng cửa bên | 7 tháng | 7 – 8 tuổi | Răng cửa bên | 9 tháng | 8 tuổi |
Răng hàm sữa 1 | 12 tháng | 9 – 10 tuổi | Răng hàm sữa 1 | 14 tháng | 11 – 12 tuổi |
Răng nanh | 16 tháng | 10 – 11 tuổi | Răng nanh | 18 tháng | 11 – 12 tuổi |
Răng hàm sữa 2 | 24 tháng | 11 tuổi | Răng hàm sữa 2 | 24 tháng | 12 tuổi |
– Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh .
– Răng sữa mọc vào trong xoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).
– Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
– Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa.
– Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp