Tuổi thai được tính đơn giản, dựa trên kỳ kinh cuối cùng hoặc ngày thụ thai. Ngoài việc trông chờ bác sĩ ước tính tuổi thai, thai phụ có thể tự tính để xem mình có mang thai quá ngày không. Có 2 phương pháp đơn giản để tính thai quá ngày, từ Ehow như sau:
Tính theo ngày thụ thai
Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Nếu biết ngày thụ thai thì cách tính thai quá ngày, đơn giản là cộng thêm 40 tuần. Ngoài 40 tuần là thai quá ngày. Ví dụ, một người thụ thai vào ngày 15 tháng 1 thì đến ngày 26 tháng 11 là thai quá ngày (xấp xỉ hơn 40 tuần).
Tính theo ngày bắt đầu kỳ kinh cuối
Với cách tính ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thì tuổi thai được trừ đi 3 tháng và cộng thêm 1 tuần. Chẳng hạn, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là ngày 20 tháng 3, trừ đi 3 tháng là ngày 20 tháng 12, cộng với 1 tuần là ngày 27 tháng 12. Suy ra, ngày sinh dự kiến là ngày 27 tháng 12. Phương pháp này gọi là quy tắc Naegele (Naegele’s rule).
Cách tính trên được giản lược là cộng với 9 tháng 1 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là được ngày sinh dự kiến. Quá ngày đó thì là thai quá ngày.
Kết quả chính xác tương đối
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, một thai kỳ trung bình kéo dài 274 ngày (tính từ ngày thụ thai) với lần đầu tiên mang thai và 269 ngày với người mẹ mang thai lần hai. Cách tính này dài hơn đáng kể so với quy tắc Naegele kể trên (266 ngày tính từ ngày thụ thai).
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến cáo, nên cộng thêm 15 ngày (với người lần đầu mang thai) và 10 ngày (với người mang thai lần hai) vào cách tính thai quá ngày.
Chỉ khoảng 3-5% trường hợp sinh đúng ngày sinh dự kiến. Phần lớn sinh sớm – muộn hơn ngày dự định trong vòng 2 tuần. Vì thế, nếu có dấu hiệu quá ngày, hãy đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo Mẹ và bé