Hỏi: Thưa Bác sĩ! Bé nhà tôi chỉ mới được 6 tháng tuổi mà đã bị nhiễm lao phổi do mẹ bị mà không biết nên đã tiếp xúc thường xuyên, kể từ ngày phát hiện bệnh mặc dù sống chung nhà nhưng cách ly không cho mẹ gần bé. Vậy cho hỏi với bệnh của bé có điều trị khỏi không? Vì sao sau khi sinh đã chích ngừa Lao rồi mà bé vẫn bị thâm nhiễm? Bác sĩ có chế độ dinh dưỡng nào cho em bé không chỉ giúp dùm tôi. Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng.
Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.
Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; Lao cấp tính như lao màng não và lao kê; Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi; Lao ngoài phổi khác.
Lao sơ nhiễm
– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.
– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.
– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.
Lao cấp tính
Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.
Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:
– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;
– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.
Lao ngoài phổi
Thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.
Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.
Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.
Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.
Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.
Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.
Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!
Lao sơ nhiễm
– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.
– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.
– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.
Lao cấp tính
Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.
Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:
– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;
– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.
Lao ngoài phổi: thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.
Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.
Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.
Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.
Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.
Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.
Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!
ngoc huynh đã bình luận
Hỏi: Tôi từng bị lao phổi, có nên đi lao động nước ngoài?
Cho tôi xin hỏi: Tôi 26 tuổi; Trước đây tôi đã từng bị mắc bệnh Lao phổi nhưng nay đã điều được điều trị theo phát đồ: chích thuốc 2 tháng và uống thuốc thêm 6 tháng nữa. tổng cộng thời gian điều trị là 8 tháng, kết quả xét nghiệm đàm lần cuối về vi trùng lao là “âm tính”. Tình hình sức khỏe của tôi hiện nay cũng đã được ổn định nhưng lại có cảm giác rằng mình không được khoẻ mạnh như lúc trước cho lắm! Cho tôi hỏi là: nghe nói bệnh Lao phổi này có khả năng tái lại nếu mình không giữ gìn sức khỏe cẩn thận có đúng vậy không?
Tôi muốn đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài (Hàn Quốc) nhưng lại không tin tưởng vào sức khoẻ của mình cho lắm! vì thời tiết ở nước ngoài khí hậu sẽ lạnh hơn so với Việt Nam, tôi không biết là ở trong môi trường với thời tiết lạnh như thế bệnh tôi có bị tái phát lại không?
Để bệnh không tái phát tôi phải làm gì? sinh hoạt sống như thế nào?
Xin hay tư vấn giúp tôi với! cảm ơn nhiều!
gửi về địa chỉ mail: ngochuynh414@yahoo.com
Meyeucon.org đã bình luận
Trả lời: Luyện tập và giữ gìn sức khỏe tốt để loại trừ bệnh lao
Gửi bạn Ngoc Huynh!
Bạn đã điều trị đúng phác đồ, kết quả rất tốt. Tuy nhiên bạn cần được theo dõi tiếp từ 6 tháng đến 1 năm, thời gian này cần cho thương tổn ở phối lành lại, bạn vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn. Thời gian này bạn cần tập luyện để phổi thích nghi với cường độ làm việc tăng dần của bạn. Nên tập nhẹ rồi tăng dần, đặc biệt tập hít thởi sâu để làm giãn nở phổi cùng với chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý (không thức khuya, không uống bia rượu, cà phê, tuyệt đối không hút thuốc lá). Trong thời gian 1 năm đó nên đến bác sĩ khám sức khỏe hàng Quý, kiểm tra thông số hít thở. Bệnh sẽ tái phát nếu cường độ làm việc nặng, không tập luyện giữ gìn sức khỏe, ăn uống thất thường, đặc biệt nếu môi trường sống và làm việc của bạn ẩm thấp tối tăm. Hàng ngày bạn cần mở rộng các cửa ra vào, cửa sổ vừa làm thoáng nhà vừa lấy ánh nắng chiếu rọi vào nhà (vi khuẩn Lao rất kỵ ánh nắng mặt trời). Bạn nên thường xuyên lau nhà sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn nếu có thể. Trước mắt, bạn nên tập trung vào việc luyện tập phục hồi sức khỏe, đừng nghĩ tới việc đi lao động nước ngoài vì ở đó cường độ lao động nặng, khí hậu không phù hợp (người khỏe còn khó thích nghi), sau 2 năm bạn đánh giá lại sức khỏe rồi quyết định, chắc chắn cơ hội vẫn còn nhiều.
Có sức khỏe là có tất cả, chúc bạn sức khỏe và nhiều may mắn!