Cận, viễn, loạn thị là các tật khúc xạ của mắt. Khi mắt nhìn một vật thì ánh sáng từ vật đó sẽ xuyên qua không khí, qua các môi trường trong suốt của mắt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính ) đến võng mạc cảm thụ ánh sáng.
Các môi trường trong suốt này có các chỉ số khúc xạ khác nhau, nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa: Khúc xạ con mắt như một thấu kính hình cầu có đường kính 5,7mm, tiêu cự sau F , = 22,9mm, công suất hội tụ + 58,2 đi-ốp.
Các loại tật khúc xạ của mắt
Mắt chính thị
Là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh cuả một vật ở vô cực (quang sinh lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét.
Mắt cận thị
Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.
Có 2 loại cận thị
Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số nầy vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
Cận thị bệnh lí: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ có thể 20 – 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.
Mắt viễn thị
Là mắt có có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.
Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Trong quá trình phát triển cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.
Mắt loạn thị
Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học nầy không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạ lường chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kính trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.
Các triệu chứng tật khúc xạ của mắt
Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ. Hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi thấy các triệu chứng: nhìn chữ trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, kèm với hay than nhức mỏi mắt, nhìn mờ là rất có thể trẻ đã bị tật khúc xạ, cần phải cho trẻ đi khám ngay.
Điều trị
Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tật khúc xạ
Đeo kính gọng
Là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn nhất. Nó được chỉ định cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, việc xác định chính xác tật khúc xạ của trẻ phaỉ nhờ vào các phương pháp khám khúc xạ khách quan. Bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có khoa Mắt để được khám chính xác. Tại đó, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc liệt điều tiết (trẻ sẽ mờ vài ngày) sau đó sẽ dùng phương pháp soi bóng đồng tử để xác định tật khúc xa. Phương pháp này có giá trị đặc biệt ở trẻ em, người câm, người không trả lời chính xác.
Mang kính tiếp xúc (contactlens)
Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, không muốn hoặc không có chỉ định mổ, có thể mang kính tiếp xúc.
Phẫu thuật
Được chỉ định cho những trường hợp vì lí do nghề nghiệp hay lí do gì đó mà không muốn mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Hiện nay phương pháp mổ bằng laser (LASIK) cho kết quả rất tốt.Tuy phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ lớn hơn 18 tuổi khi mà độ khúc xạ của trẻ ổn định.
Dự phòng tật khúc xa cho trẻ em
- Đọc sách phaỉ đủ ánh sáng. Không nên để chói mắt.
- Không được ngồi quá gần màn hình tivi, xem tivi quá lâu.
- Nên vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời haì hoà với việc học tập.
- Thức ăn hằng ngày phải đủ dinh dưởng gồm thịt, cá, dầu, các loaị đậu, hoa quả, rau xanh
Cận, viễn, loạn thị là các tật khúc xạ của mắt. Khi mắt nhìn một vật thì ánh sáng từ vật đó sẽ xuyên qua không khí, qua các môi trường trong suốt của mắt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính ) đến võng mạc cảm thụ ánh sáng. Các môi trường trong suốt này có các chỉ số khúc xạ khác nhau, nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa: Khúc xạ con mắt như một thấu kính hình cầu có đường kính 5,7mm, tiêu cự sau F , = 22,9mm, công suất hội tụ + 58,2 đi-ốp.
I. Mắt chính thị
Là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh cuả một vật ở vô cực (quang sinh lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét.
II. Mắt cận thị
Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.
Có 2 loại cận thị
- Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số nầy vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
- Cận thị bệnh lí: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ có thể 20 – 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.
III. Mắt viễn thị
Là mắt có có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.
Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Trong quá trình phát triển cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.
IV. Mắt loạn thị
Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học nầy không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạ lường chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kính trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.
B. Triệu chứng
Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ. Hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi thấy các triệu chứng: nhìn chữ trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, kèm với hay than nhức mỏi mắt, nhìn mờ là rất có thể trẻ đã bị tật khúc xạ, cần phải cho trẻ đi khám ngay.
C. Điều trị
Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tật khúc xạ
- Cách 1: Đeo kính gọng : là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn nhất. Nó được chỉ định cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, việc xác định chính xác tật khúc xạ của trẻ phaỉ nhờ vào các phương pháp khám khúc xạ khách quan. Bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có khoa Mắt để được khám chính xác. Tại đó, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc liệt điều tiết (trẻ sẽ mờ vài ngày) sau đó sẽ dùng phương pháp soi bóng đồng tử để xác định tật khúc xa. Phương pháp này có giá trị đặc biệt ở trẻ em, người câm, người không trả lời chính xác.
- Cách 2: Mang kính tiếp xúc (contactlens): Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, không muốn hoặc không có chỉ định mổ, có thể mang kính tiếp xúc.
- Cách 3: Phẫu thuật : Được chỉ định cho những trường hợp vì lí do nghề nghiệp hay lí do gì đó mà không muốn mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Hiện nay phương pháp mổ bằng laser (LASIK) cho kết quả rất tốt.Tuy phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ lớn hơn 18 tuổi khi mà độ khúc xạ của trẻ ổn định.
D. Dự phòng tật khúc xa chọ trẻ em
- Đọc sách phaỉ đủ ánh sáng. Không nên để chói mắt.
- Không được ngồi quá gần màn hình tivi, xem tivi quá lâu.
- Nên vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời haì hoà với việc học tập.
Thức ăn hằng ngày phải đủ dinh dưởng gồm thịt, cá, dầu, các loaị đậu, hoa quả, rau xanh