Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm có thể xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Hầu hết các bà bầu đều thấy giai đoạn này dễ chịu hơn giai đoạn 3 tháng đầu nhưng cũng cần phải được thông tin đầy đủ về thai kỳ trong những tháng này.
Bạn có thể thấy những triệu chứng như nôn ói và mệt mỏi biến mất. Nhưng những thay đổi khác, gây chú ý hơn của cơ thể có thể xuất hiện. Bụng của bạn sẽ lớn ra trong lúc bạn tiếp tục tăng cân và em bé tiếp tục lớn. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu chuyển động và có thể cảm thấy nhiều cơn đau nhức.
Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này:
- Đau ở bụng, háng, và bắp đùi
- Đau lưng
- Chóng mặt – Khó thở
- Nổi vân da – Thay đổi ở da
- Ngứa ran ở bàn và ngón tay
- Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân.
- Táo bón
- Hệ miễn dịch kém
Hãy đến gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn ói, ăn mất ngon, vàng da, hoặc mệt mỏi kèm với ngứa ngáy. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh gan nặng được gọi là ứ mật thai kỳ.
Tăng cân
Mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong ba tháng giữa thai kỳ.
Tâm lý người mẹ
Em bé đã lớn lên từng ngày và bạn có thể cảm nhận được điều đó. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai khi em bé chào đời. Bạn sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…
Em bé
Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong khoảng tháng thứ 5, bạn có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và thận đều được hình thành
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa
Dinh dưỡng và ăn uống
- Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
- Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55
- Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi
- Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông qua rau quả.
- Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin
- Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
- Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân
Thuốc và vitamin
- Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi, Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
- Luôn tránh các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt trong suốt giai đoạn thai kỳ
- Sử dụng thuốc Đông y phải có chỉ định của bác sĩ
- Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn này cũng cần theo chỉ định, không tự ý điều trị
Siêu âm
- Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác sĩ có phương án điều trị
- Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác
- Siêu âm giúp cho bạn biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi
Các xét nghiệm cần thiết
Có nhiều xét nghiệm cần thiết được thực hiện trong giai đoạn này, khi đi khám thai tại cơ sở chuyên môn bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dung nạp glucô
- Xét nghiệm chọc dò nước ối
- Xét nghiệm chọc hút gai nhau
Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu.
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa
Đây là giai đoạn bạn có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và con.
Tập thể dục
Đi bộ, Yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật và sẵn sàng cho sự chào đời của bé yêu.
mai phuong đã bình luận
Chào bác sĩ.
Em đang mang bầu ở tuần 21. Mấy ngày nay am thường thấy ngứa ở vùng bụng và em cũng có gãi. Vậy cho em hỏi triệu chứng ngứa như thế có bị sao không và có ảnh hưởng gì tới em bé không ? Cảm ơn bác sĩ nhiều
Tran Quyen đã bình luận
Chào bsĩ, em mag thai dc 18 tuần, em đã đi xét nghiệm thì kết quả là HC Down, dị tật ống thần kinh, 3 nhiễm sắc thể 18 đều nguy cơ thấp. Kết quả như thế có bình thường k ah?
Nguyen thu thuy đã bình luận
E mang thai da duoc 17 tuan ma van buon non,met moi.bung ko thay to len may.e con hay bi dau bung va lung rat kho chju.xin hoi e be cua e co gj bat thuong ko a.e cung ko an dc e rat lo so e be thieu chat ko phat trien dc.
Hoang Huong đã bình luận
Chao bac si a. E nam nay 24t va mang thai lan dau. Vi chua chuan bi tinh than nen e co rat nhieu lo lang. E be cua e dc 14 t (ngay dau cu CKk Cuoi la 24.5.2012, chu ki KN la 28 ngay). Vay be con duoc bao nhieu tuan a? Moi day e di kham thj bsi chuan doan thai da duoc 14t, bsi cho e hoi luc do sieu am co biet duoc di tat khoang trang sau gay va benh down khong a? Vi e nghe cac chi bao la 12, 13t la sieu am tot nhat. E rat lo mac du ket qua sieu am la binh thuon. E cam on bac si. Rat mong bac si tu van giup.
Dương Nga đã bình luận
Hoàng Hương ak. Mình mang thai cũng được gần 14 tháng rùi, lúc mình đi khám thai ở tuan 12 – 13 là lúc đó bạn có thể kiểm tra sau gáy của em bé xem có bị dow hay ko rồi. quá 14 t là ko kiem tra dc dau.
Mình ktra em be nha minh là 1.7mm, thấy bác sĩ bảo trên 2.3 hay gì đó là phải kiểm tra nước ối đây. Nên bạn đi khám và hỏi bác sĩ kỹ vào.