Khi biết tin mình có thai chắc hẳn bạn rất vui mừng, tuy nhiên bạn có biết bạn nên làm gì trước tiên không? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về những việc bạn nên làm và những đồ ăn, thức uống nên tránh.
Khi bạn đã thử máu và khẳng định có thai, hãy lấy hẹn với bác sĩ để thăm khám lần đầu:
– Khẳng định tình trạng mang thai
– Tiếp xúc lần đầu với bác sĩ sẽ chăm sóc bạn. Đây là cơ hội để bạn hỏi tất cả những câu muốn hỏi.
– Bác sĩ sẽ hỏi tuổi bạn, xem xét lịch sử gia đình và cách sống của bạn. Việc này cho phép bác sĩ đánh giá mức độ mệt mỏi của bạn ở giai đoạn này, và tìm xem có bất kỳ rủi ro nào mà lối sống của bạn có thể tạo ra cho em bé hay không.
– Bác sĩ cũng sẽ hỏi chi tiết tình hình sức khỏe của bạn (nhóm máu, các phẫu thuật đã tiến hành, các bệnh di truyền…)
– Trong một cuộc thăm khám bình thường, bác sĩ sẽ đo huyết áp, nghe nhịp tim và ghi lại cân nặng của bạn. Kiểm tra vú cũng có thể phát hiện các vấn đề có thể có nếu nuôi con bằng sữa mẹ (núm vú thụt vào trong hoặc quá bẹt chẳng hạn).
– Khám phụ khoa (không phải là trải nghiệm dễ chịu nhất đâu!) bao gồm kiểm tra cổ tử cung bằng mỏ vịt và khám âm đạo để xác định tình trạng tử cung.
Những việc đầu tiên
Trong kỳ kiểm tra sức khỏe đầu tiên, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm máu để tìm nhóm máu và loại Rh (cộng hay trừ), kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay có vấn đề bất thường nào không. Xét nghiệm này cũng cho biết bạn có miễn dịch với các loại bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai và em bé hay chưa (Sởi Đức, nhiễm toxoplasma, viêm gan, …)
– Xét nghiệm HIV, giang mai và viêm gan siêu vi B.
– Xét nghiệm được tiểu để đo lượng đường và protein trong nước tiểu.
– Xét nghiệm tìm kháng thể đối với virus cytomegalo (CMV), virus lây nhiễm phổ biến nhất ở người. Nó có thể rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai.
Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn lịch theo dõi thai kỳ ghi rõ những ngày bạn cần đi thăm khám và siêu âm.
Thức ăn và thức uống nào nên tránh?
Thức uống có cồn làm tăng nguy cơ sinh non, tệ hơn là FAS (Hội chứng bào thai nhiễm cồn). FAS gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ, các vấn đề về tim và hệ thần kinh cũng như khiếm khuyết trên khuôn mặt. Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày có thể khiến em bé của bạn gặp nguy hiểm. Một số khuyên kiêng rượu bia, trong khi số khác lại nói thức uống có cồn không gây hại gì. Hãy bảo đảm bạn tránh không uống nhiều hơn một ly thức uống có cồn mỗi lần nếu bạn phải uống, và ngừng uống nếu bạn có thể.
Hãy cảnh giác với thức uống có thể nhiễm khuẩn. Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các vi trùng nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Vi khuẩn có trong môi trường tự nhiên (đất, cây cối…) và bị tiêu diệt khi bị nấu chín hoặc tiệt trùng. Nên tránh các thức ăn sau: Sữa chưa tiệt trùng, hải sản, pa-tê. Nếu bạn không chắc vi khuẩn có trong một số thức ăn khác hay không (trứng tươi, sốt mayonnaise, …) bạn không nên ăn chúng.
– Cẩn thận giữ vệ sinh cá nhân. Hãy chọn các thức ăn được gói kín, rửa tay sạch, và chú ý hạn sử dụng.
– Để ý nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Samonella xuất hiện nhiều nhất trong trứng và gia cầm chưa được nấu kỹ. Hãy bảo đảm mọi thứ bạn ăn được nấu chính kỹ.
– Rửa tay thật sạch trước mỗi bữa ăn, bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh ngay và đừng để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu. Lau tủ lạnh mỗi hai tuần với thuốc tẩy. Sau khi xử lý thức ăn sống, hãy rửa sạch tay cũng như các dụng cụ làm bếp. Nếu bạn không chắc thứ gì đó đủ sạch để ăn, hãy đứng về phía an toàn và chọn loại thức ăn khác.
– Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn toxoplasmosis, không nên ăn thức ăn sống hoặc thịt lòng đào, tránh xa thú cưng, đừng tự làm vệ sinh chuồng thú, bảo đảm bạn rửa trái cây, rau củ và gia vị kỹ càng, đảm bảo các thức ăn có tiếp xúc với đất (rau, gia vị…) được nấu chín kỹ, đeo găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với đất.