Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giảm lo lắng về giấc ngủ của bé

Người mới làm mẹ thường lo lắng về giấc ngủ của con. Liệu con mình ngủ quá nhiều hay là chưa đủ? Bé ngủ đã đúng tư thế chưa? Ngủ ở đâu là tốt nhất… là những thắc mắc không ngừng của cha mẹ. Câu trả lời sẽ có được nếu bạn nắm được những kiến thức cơ bản về giấc ngủ của con.

Bé sơ sinh dễ dàng vùi mình trong giấc ngủ dù là ban ngày hay ban đêm. Một bé sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ tháng ngủ khoảng 14-18 tiếng một ngày nhưng trường hợp ít, có bé ngủ nhiều hơn thế. Khi thức, bé bắt đầu co duỗi chân tay, nhăn mặt, mút. Rất nhiều cha mẹ nghĩ, dấu hiệu như thế chứng tỏ bé ngủ không ngon giấc nhưng điều đó hoàn toàn tự nhiên.

Khoảng 2-3 tháng tuổi, giấc ngủ của bé có quy tắc hơn. Bé bắt đầu nhận thức được sáng và tối, lúc được bú và thời điểm của những cữ bú đêm có thể làm bé thức giấc gần như theo một thời gian cố định.

Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít hơn. Khoảng 2-6 tháng tuổi, bé ngủ tương đương 15-16 tiếng mỗi ngày đêm và đến 9-12 tháng tuổi, bé ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày đêm nhưng có thể ngủ một giấc dài về ban đêm. 1-2 cữ ngủ ngày ở thời điểm này là tốt nhất.

Nhận biết bé ngủ đủ

Thời lượng ngủ ở mỗi bé là khác nhau, một số bé ngủ nhiều hơn các bé khác. Nếu bé thức giấc với tâm trạng thoải mái, vui vẻ và tỉnh táo suổt cả ngay; bé dễ đi vào giấc ngủ buối tối và giấc ngủ ngắn ban ngày, có thể bé đã ngủ đủ.

Thời điểm bắt đầu thiết lập thói quen ngủ tốt

Khoảng 2-3 tháng tuổi, bạn có thể thiết lập thói quen ngủ cho bé, gồm giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm.

Thời điểm bé có thể ngủ một mạch về đêm

Ở bé, ngủ một mạch về đêm được tính là một giấc ngủ kéo dài suốt 5h. Bé sơ sinh không thể ngủ một giấc trong thời gian dài vì bé cần được ti mẹ sau mỗi 2-3h. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng tuổi, dạ dày của bé đã tương đối trưởng thành, có thể giữ được một lượng sữa, đáp ứng nhu cầu cho bé trong vòng 5-6h. Vì thế, ở giai đoạn này, bé có thể ngủ một giấc ban đêm kéo dài 5-6h.

Cách để bé 3 tháng tuổi có thể ngủ liền mạch về đêm

Khoảng 3-4 tháng tuổi, bạn cần tập trung các cữ bú lớn cho bé vào ban ngày. Bạn cũng cần đánh thức bé dậy nhiều hơn vào ban ngày để giúp bé phân biệt ngày và đêm. Vào ban ngày, bạn có thể chơi với bé nhiều hơn, trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc và cùng bé tham gia những hoạt động thường ngày. Vào ban đêm, cần giữ cho phòng của bé yên tĩnh, ánh sáng nhạt và không vui chơi nhiều với bé. Bạn hãy để cho bé hiểu rằng, ban đêm là thời gian để ngủ, không phải để vui chơi.

Đánh thức bé dậy để cho bé bú

Bé sơ sinh cần được “ti mẹ” khoảng 2-3h mỗi cữ; tần suất bú sữa ở bé bú mẹ thường nhiều hơn bé bú bình. Nếu bé sơ sinh ngủ quá 4 tiếng đồng hồ mà không ăn, bạn cần bế bé ra khỏi cũi, bắt đầu trò chuyện và cho bé bú. Tránh bật đèn quá sáng, không bật nhạc giữa đêm để đánh thức bé dậy bú.

Khi bé thích ngủ sấp

Phần lớn các bé sơ sinh đều ngủ với tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng tuổi, khi bé đã biết lẫy thành thạo, một số bé có xu hướng lật người, nằm sấp trong lúc ngủ. Tư thế này có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở và đột tử trong lúc ngủ ở bé.

Thời điểm có thể cho bé dùng gối

Nếu bạn muốn kê gối cho bé khi ngủ, cần chọn loại dành riêng cho bé sơ sinh, được thiết kế đặc biệt, với đường rãnh ở giữa, vừa đầu bé, mềm, êm và chắc chắn.

Meyeucon.org - 18/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Giấc ngủ của bé

Bài viết liên quan

  • Đo sự thành công của trẻ qua tư thế ngủ lúc nhỏ
  • Ngủ ngon giấc giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn
  • Để bé có một giấc ngủ ngon và ngủ liền một mạch đến sáng
  • Trẻ chập chững biết đi ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày có nhiều khả năng thừa cân
  • Có nên bật đèn ngủ cho bé?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn