3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.
Những thay đổi ở người mẹ
Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:
Bụng
Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã vào vùng tiểu khung.
Tăng cân
Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.
Vết giãn da
Một số phụ nữ dễ có vết giãn da (màu đỏ tía hay hơi đỏ tía) trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn nứt thường nhạt đi, chuyển thành những dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn.
Trứng cá
Nếu thai phụ từng có mụn trứng cá trong các thời kỳ hành kinh thì cũng có thể nổi trứng cá khi thai nghén. Trứng cá thực sự có thể tăng lên khi có thai vì nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.
Thay đổi các sắc tố ở da
Màu sắc da thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và trán. Da sẫm màu hơn do lượng oestrogen và progesterone tăng. Da ở những khu vực vốn đã sẫm màu nay càng sẫm hơn, nhất là quầng vú, núm vú, môi lớn và ít thay đổi kể cả sau khi sinh.
Nám da
Da mặt có màu sẫm rất đặc trưng của người có thai, hay gặp và càng rõ ở những phụ nữ da trắng và tóc đen, thường xuất hiện ở trán, vùng thái dương và giữa mắt. Vùng nám càng nặng hơn khi phơi nhiễm với nắng. Nám da thường hết hoàn toàn sau sinh.
Giảm bài tiết mật
Chứng tỏ chức năng gan có biến đổi liên quan đến thai nghén và có thể gây ngứa, thậm chí còn gây buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng da. Nếu bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần kiểm tra chức năng gan. Có thể dùng thuốc nhưng tình trạng ứ trệ mật thường qua đi sau sinh.
Nổi mạch máu
Những mạch máu nhỏ nổi rõ, trông giống như những chân nhện có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ có thai. Nguyên nhân do tăng tuần hoàn máu và có thể do tăng oestrogen, thường thấy ở mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. Sau sinh vài tuần, hiện tượng này biến mất.
Cẳng chân hơi xanh và trông như bẩn
Nhất là khi thời tiết lạnh, da tạm thời biến màu do tăng bài tiết oestrogen ở một số người; Không đáng ngại vì sẽ hết sau sinh.
Giãn tĩnh mạch
Những tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn khi có thai để thích ứng với tăng thể tích máu. Với một số phụ nữ, sự thay đổi này có thể thấy rõ ở các tĩnh mạch nông cẳng chân; thường không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu vì có thể lở loét, đau ở cẳng chân.
Ra mồ hôi và nổi ban đỏ
Phụ nữ có thai thường ra mồ hôi nhiều vì tác dụng của hormone đến các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể. Ra mồ hôi làm các ban đỏ dễ xuất hiện hơn. Có điều lạ là các vùng như nách, vú và cơ quan sinh dục lại ít ra mồ hôi khi có thai.
Phù nề
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy chân tay, mí mắt và mặt sưng húp, nhất là vào buổi sáng. Nguyên nhân chỉ đơn giản là do tăng lượng máu lưu thông. Tuy nhiên, nếu mắt sưng húp nhiều và tăng cân từ 2 kg mỗi tuần thì cần gặp bác sỹ. Tăng cân đột ngột và sưng húp mặt là dấu hiệu giữ nước quá nhiều (phù) thường kèm theo huyết áp cao hoặc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.
Tóc và lông
Về cuối thai kỳ, tóc có vẻ dày hơn và sau thời kỳ thai nghén có thể tạm thời bị rụng tóc. Khi có thai, giai đoạn nghỉ của quá trình mọc tóc có xu hướng kéo dài, lượng tóc rụng mỗi ngày ít hơn nên tóc dày ra. Sau khi sinh, giai đoạn nghỉ của tóc ngắn lại, tóc rụng nhiều hơn và bắt đầu mọc tóc mới. Khoảng 6-12 tuần sau sinh, tóc rụng nhiều hơn rõ rệt. Chỉ trong vài tháng, mái tóc trở nên mỏng hơn nhưng sau 6-12 tháng thì trở lại như cũ. Ở một số phụ nữ, nhất là những người vốn có nhiều lông trên cơ thể, lông sẽ mọc nhiều hơn khi có thai, rõ rệt nhất là ở mặt và các chi. Các hoóc môn do nhau thai bài tiết và sự tăng nồng độ cortisone đã kích thích tuần hoàn máu tới các nang lông. Hiện tượng mọc lông nhiều thường giảm đi trong khoảng 6 tháng nhưng có thể lập lại ở những lần thai nghén sau.
Một số cơ đau và khó chịu
Ngoài ra giai đoạn này có thể xảy ra một số cơn đau và khó chịu khác như ợ nóng, căng vú, khó ngủ…
Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:
- Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
- Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
- Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
- Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối
Dinh dưỡng và ăn uống
- Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
- Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
- Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
- Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
- Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
- Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông
Thuốc và vitamin
- Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
- Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
- Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
- Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…
Khám thai
Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.
Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.
Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối
Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.
Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8 tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức khỏe người phụ nữ đã bình thường.
Giục sinh
Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:
- Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
- Trẻ không phát triển bình thường
- Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.
Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình
Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.
Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân mình.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:
- Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
- Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
- Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
- Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
- Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.
Phuong Thao đã bình luận
Chao meyeucon. Minh mang thai lan dau nen rat lo lang. Nho meyeucon tu van jup. Tinh theo ky kinh cuoi minh hien mang thai o tuan thu 37 nhung di SA bsi bao thai chi tuong duong 35 tuan,be nang 2.5kg. Cac ket qua SA khac binh thuong. Minh rat lo,so em be bi sao. 16ngay truoc minh bi dong thai doa de non,fai nam vien mat 1tuan,gio da on dinh. Minh va chong o xa nhau,thang gap nhau 2-3 lan,kinh nguyet ko deu(thuong 35-43 ngay). Lieu em be minh co sao ko? Meyeucon tu van jup minh voi. Cam on meyeucon rat nhieu
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Vào tháng này mà còn "gặp nhau" thì dọa đẻ non là phải rồi, phải tránh nhau 3 tháng cuối, thế không có BS hay bà mẹ nào nhắc nhở điều đó sao ? Tính tuổi thai theo KCC và VK, bạn không thông tin đầy đủ vì vậy không bàn luận được.
huonggiang đã bình luận
Chào bác sĩ. Thai của em được 30 tuần,ngày 18/8 em đi khám các chỉ số như sau:DK lữơng đỉnh:83mm;DK ngang bụng 84~94mm;CD xương đùi:59mm;vị trí nhau: bám mặt trước đáy thân,độ trưởng thành :I;ối trung bình,ngôi thai đầu.Em muốn hỏi các chỉ số như vậy có tốt ko?em bé hiện tại nặng khoảng bao nhiêu kg?dự kiến lúc sinh sẽ nặng khoảng bao nhiêu?em đã tăng 16kg(lúc chưa mang thai em chỉ nặng 43 kg,cao 1.62m,rất ốm);em có cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng gì ko ạ?Vì khi uống viên sắt RB tone và canxi thì em hay bị nôn nao khó chịu trong người nên e uống cách ngày,mỗi lần 1 v và uống xen kẽ,Sang ngày 19/8,em bị đau bụng,lúc đau bụng dưới,lúc đau bụng trên,cảm thấy co thắt từng cơn,nên có vào BV kiểm tra lại,bsi có cho làm Non stress test và cho truyền dịch.Sau khi truyền 1 chai thì đo non stress test lại,bsi nói vẫn còn bị gò nhẹ,nên truyền thêm 1 chai dịch nữa, và cho về.cho thuốc uống spasmaverine 40mg(ngày 2 lần*2v)+Obimin(ngày 1lần *1v)+salbutanol 1mg(đặt hậu môn,ngày 2 lần).Em rất lo lắng cho sức khoẻ của em bé và cũng sợ bị sinh non.Công việc của em lại có nhiều áp lực nên gia đình muốn em nghỉ làm sớm ở nhà nghỉ ngơi.Bsĩ có thể cho em lời khuyên ko ạ?Cám ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Hiện tai các chỉ số phát triển của thai rất tốt, nhỉnh hơn so với tuổi thai 1 chút. Dự đoán cân nặng khoảng 11500-1600gr. Trên thị trường thuốc có rất nhiều loại viên sắt dành cho bà bầu, bạn nên chú ý uống ngay trước hay cùng bữa ăn (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng) thì sẽ không bị kích thích nôn nao. Cơn co TC xuất hiện hơi sớm, nếu sau điều trị dấu hiệu động thai không giảm hơn thì nghỉ ngay (tính phép, tính nghỉ ốm).
v.huyen đã bình luận
chào bác sĩ Thanh Hương . Hôm nay tôi đi siêu âm thì thai nhi được 33 tuần 2 ngày rồi, nhưng cân nặng chỉ được 2094 gram. Xin hỏi bác sĩ là cân nặng như vậy có hơi bé không ạ ? Những tháng trước tôi không hay đi bộ, nhưng ở những tháng cuối này tôi có nên tích cực đi bộ mỗi tối không thưa bác sĩ ? khoảng tầm 20 phút mỗi tối chẳng hạn ? Rất mong nhận được hồi âm của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ nhiều !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé của bạn phát triển đạt chuẩn. Vào những tháng cuối nên tập thể dục nhẹ nhàng buổi sáng và tối đi tản bộ thong thả rất tốt cho khung chậu linh hoạt và giấc ngủ sâu hơn.
THU TRA đã bình luận
Chao bsy a! Hiện tại em có thai 31tuan 4 ngay, em đang lo lắng vì có hiện tượng đau bụng lâm râm fía bụng dưới, lúc lại đau căng cứng bụng lên từ khoảng 3 tuần nay, ebé thì bgiờ đã Ngôi đầu, e hỏi có faỉ vì ebé thúc xuống dưới ko a? (cổ tửu cung cua em cũng thấp).
E đi khám thì có bác sỹ bảo do đau dạ dày hay ăn uống gì thôi, siêu âm nước ối và nước tiểu bình thường, huyết áp bt ( e siêu âm lúc 30tuần 2 ngày). Vì đau dai dẳng như thế mà không biết nguyên nhân gì, em lại bị ra khí hư vàng, hôi, khó chịu, em sợ bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng ebé nên bgio em đang đi khám phụ khoa và bác sỹ khác cho đặt thuốc Vigisup được 2 ngày nay, lúc khám em rất đau rát. E muốn hỏi thuốc này có dùng được cho bà bầu và có ảnh hưởng ebé ko a?
Bác sỹ còn cho thêm thuốc giảm co tử cung sparmaverin, nhưng e thấy e đau ko fải có cơn co, ma căng cứng lên và lâm râm thôi a. Mong bãy trả lời giúp em, em lo lắm a! em cảm ơn bác sỹ a!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn yên tâm sử dụng thuốc theo đơn BS. Sự lo lắng thái quá cũng gây tăng co bóp tử cung, vì vậy nên nghỉ ngơi thư giãn và uống nhiều sữa, nước trái cây.
huyen đã bình luận
Chào bác sĩ,
Hiện tại tôi đang ở tuần thứ 31, tuần 30 đi siêu âm thi bé nặng 1,7kg, tôi thì tăng khoảng 12 cân rồi. Xin hỏi bác sĩ là cân nặng như vậy có to quà không ? Một vấn đề nữa là, một tuần trở lại đây, khi đi dại tiện, tôi hay bị những cơn đau bụng như kiểu bị Tào tháo đuổi, thường sau khi ăn là bị đau bụng và bị đi luôn. Mỗi ngày tôi bị đi như thế 2-3 lần, thậm chí buổi tối rất hay bị những cơn đau như vậy, nhưng sau đó lại không đi đại tiện được. Cũng cần nói thêm là, mỗi lần đi, phân đều ở dạng lỏng hoặc sền sệt và có màu xanh đen. Vì ăn không được nhiều và thấy không ngon miệng, mỗi ngày tôi chỉ ăn được tầm 2-3 bát cơm con, các thức ăn khác cũng ăn được rất ít. Tối thì thường đau lưng và mất ngủ vì bị đi tiểu nhiều về đêm. Hiện tại tôi cũng thấy hơi lo lắng vì trung bình mỗi ngày , bụng bị cương cứng nhiều lần, có thể do vận động của bé, nhưng những lúc đó, tôi thấy đau bụng và khó thở. Rất mong nhận được những lời khuyên từ bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của 2 mẹ con bạn như vậy là tốt. Nếu bạn có uống viên sắt thì bị đi đại tiện như vậy là phải thôi, nên đề nghị BS điều chỉnh liều lượng. Nếu không uống viên sắt thì nên đi khám tiêu hó và XN phân.
ngọc trân đã bình luận
chào meyeucon, em hiện mang thai được 37 tuần, đứa đầu em đã sinh mổ ở tuần thứ 36 do giảm ối và nhau quấn cổ 2 vòng cách đây 5 năm, nay em muốn sinh thường có được không ạ? em đi khám thai va siêu âm màu ở tuần thứ 35 thì bs sa cho biết là bé bt, ko có nhau quấn cổ và ối cũng bt, vậy em muốn sinh thường liệu có nguy hiểm gì cho em và bé không ạ? cho em hỏi một câu này nữa thai em 37 tuần nhưng bé nặng có 2,7kg có nhỏ quá không ạ? vì bé đầu khi sinh ở tuần thứ 36 đã được 3,4 kg rồi ạ? mong meyeucon hồi âm cho em sớm. em cám ơn nhiều lắm.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Theo bảng chuẩn phát triển các mốc chính 36 tuần nặng 2500gr thì bé của bạn 37 tuần nặng 2700gr là phù hợp. Khả năng đẻ đường tự nhiên là 50% thôi do bạn đã có mổ cũ, khi đẻ không được rặn như người chưa mổ mà phải cặp Fooc-xép vì vậy cần phải có BS có kinh nghiệm và kiên trì, bình tâm mới làm được (nhiều BS bây giờ chỉ muốn mổ cho nhanh). Ngoài ra còn các yếu tố khác về khung chậu, tim thai, sự bình chỉnh của ngôi thai khi xuống, sức chịu đựng của bạn khi đau….cũng sẽ góp phần quyết định bạn có thể đẻ đường tự nhiên hay không.
Trần Thị Kim Dung đã bình luận
Kính gửi BS. Thanh Hương !
Em đang mang thai được 30 tuần 3 ngày rồi. Hiện em đã tăng 16 ký ( từ 47 ký lên 63 ký, cao 1m54). BS cho em hỏi như vậy em có tăng quá mức quy định hay không ạ? Em bé thì hoàn toàn khỏe mạnh, đạp rất nhiều nhất là vào buổi đêm, nhưng em lại bị khó ngủ và khó thở nữa. Em lại hay bi đau xương chậu và tê chân. Liệu có phải do em bị tăng cân nhiều quá hay không ạ? Em phải làm gì để hết các hiện tượng trên ạ?
Em đang mang thai bé đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong BS chỉ giùm em với!
Kính chúc BS luôn mạnh khỏe, hạnh phúc./.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đúng là bạn tăng cân nhiều mà không khỏe. Do thiếu thông tin, MYC chỉ biết khuyên bạn nên có chế độ ăn ít đường, giảm chất béo (món ăn xào rán), cần bổ sung vi chất can-xi, sắt. Mẹ lên cân mà con không phát triển tốt thì vô ích. Nên có chế độ tập thể dục, vận động nhiều hàng ngày.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Vào tháng thứ 7 trở đi Tử cung có những cơn co sinh lý để làm giãn đoạn eo TC thành phên mỏng (bạn hình dung 1 đoạn ngắn 0,5cm mà phải giãn ra 10-12cm chiếm 1/3 chiều dài TC và chỉ có 2 lớp cơ và màng phủ mỏng). Việc hình thành đoạn dưới giúp cho ngôi thai bình chỉnh chuẩn bị cho cuộc sinh đẻ dễ dàng, nhưng cũng dễ bị tác động từ bên ngoài làm vỡ ối non, gây chuyển dạ sớm. Bạn nên thảo luận với chồng, giải thích kỹ vì sao phải ngưng "quan hệ" vợ chồng. Các chuyên gia đã tổng kết thực tiễn có tới 80% đẻ non do "quan hệ" vợ chồng hoặc kích thích núm vú gây cơn co bất thường, còn lại bị sang chấn do ngã, chấn thương tinh thần đột ngột, các bệnh lý khác. Bạn nên có chế độ ăn hợp lý cho chồng kẻo bổ quá hoặc rượu vào là không chế tiết nổi tình dục. Sau sinh nên kiêng đủ 6 tuần cho giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh dục trở lại bình thường. Mặc dù chưa có kinh trở lại (vì con bú) thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra. Bạn cần phải sử dụng bao cao su vừa tác dụng tránh thai vừa có dầu làm trơn âm đạo, nếu không dễ rách âm đạo do ÂĐ mềm mỏng và khô, ông xã vội vàng (vì phải “nhịn” lâu) giao hợp thô bạo nữa thì biến cố rất nguy hiểm.
yen đã bình luận
mình mang thai tuần thứ 34 rồi mà chưa thấy có hiện tượng tiết sữa. điều đó có binh thường không? bao giờ là thời gian muộn nhất để đầu vú tiết sữa?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Không phải ai cũng tiết sữa, nếu có thường vào tháng cuối. Khi sinh con, bạn cho bé bú ngay sau sinh 30 phút phản xạ xuống sữa được khởi động bởi động tác mút của bé
le hoang cam tien đã bình luận
chao bac si
hom nay thai e da 38 tuan roi,tuan truoc em di sieu am,bac si noi dau e be to..37 tuan thai em nang 3kg4…nhu vay em be cua em co sao khong?cho em biet cau tra loi..du doan ngay sinh cua em la 4/6
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé to quá đấy bạn nhé. Khả năng khi sinh là 40 tuần sẽ đạt khoảng 3700-3800gr. Thai to thì đầu phải to sẽ khó sinh đường tự nhiên thôi.
Thai Vi đã bình luận
Mình mang thai được 28 tuần, hôm qua vừa đi siêu âm bé cân nặng 1,140kg, nhưng mình đã tăng khoảng 13-14kg, trước khi mang thai mình nặng khoảng 50kg, giờ đã 64kg rồi, mình chỉ cao 1,52m thôi, vậy có quá cân không, vậy có ảnh hưởng đến việc sinh không, có phải mổ không, mình rất muốn sinh thường. Chân hơi bị phù 1 chút. Lúc siêu âm và trong phiếu siêu âm ghi thai bình thường, thấy mọi người hỏi về vị trí nhau thai bám, vậy có cần hỏi bác sĩ về vị trí nhau không, hay có gì bất thường người ta sẽ nói?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé phù hợp tuổi thai. Có lẽ bạn tăng cân do phù thôi, nhưng phù hơi sớm, nên giảm ăn mặn 1 chút và uống nước râu ngô lợi tiểu. BS đã trả lời bình thường thì có nghĩa hiện tại mọi việc bình thường.
anhdao đã bình luận
chao meyeucon
hom 21thang 4 em bi ra mau tuoi di kham bs noi em bi nhau bam thap cach lo tu cung 16mm.luc do em duoc 35,5 tuan.toi hom nay la 2 thang5 em khong ra nua nhung luc nao cung co dich mau nau nhat hay chut it cuc mau nho ra vai lan trong ngay,thinh thoang dau bung duoi va kho di lai du chi di vai buoc trong nha.bs cho em uong thuoc chong go.vay em co the sinh thuong duoc khong?em co gap nguy hiem khi chuyen da khong.em dang di kham o benh vien TU DU.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Thời kỳ này tử cung đang co bóp để kéo dài đoạn dưới chuẩn bị đẻ, do nhau thai bám thấp vào vị trí TC đang giãn nên nhau bong gây chảy máu. BS đã cho thuốc ngừng co bóp, vì vậy bạn nên cố gắng nằm nghỉ chờ khi thai 38 tuần thì mổ, không đẻ thường được do nguy cơ chảy máu nguy hiểm cả 2 mẹ con. Nếu chảy máu tái lại bạn nên vào BV ngay, nếu mất máu nhiều phải mổ cấp cứu.
nguyen thi ngoc phuong đã bình luận
e chao bac si, e đi khám thai được 26 tuần, e bé nặng 1,100g. Bác sỉ nói e bị nhau bám thấp nhau tiền đạo trung tâm và nói e phải sanh mổ. tình trạng của e như vậy có sao không, e thấy lo lắng quá, e có thể sanh thường được không? e bé e cân nặng như vậy có hợp lý không. Chân của e bị sưng to từ lúc 5 tháng có bị sao k? bác sỉ đo huyết áp e nói huyết áp bình thường nên k có vấn đề gì nhưng giờ chân e xưng to lắm như vậy có sao k?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé phát triển to đấy, trung bình 28 tuần mới đạt 1000-1100gr. Nhau tiền đạo trung tâm thì chắc chắn phải mổ rồi, thậm chí mổ sớm vì nguy cơ chảy máu rất nặng. Bạn nên thử nhóm máu để BV biết chuẩn bị. Nên nằm nghỉ nhiều và gác chân cao.
Vu Hong Nhung đã bình luận
Chào bác sĩ, khi e mang thai 27 tuần, em siêu âm cân nặng của bé là 1,379kg. Cân nặng thế này có là nhiều quá không ạ? Hiện em đang ở tuần thư 32, em đã tăng hơn 14kg tức là hơn 60kg. Như vậy em có bị béo quá không ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nhiều hơn khoảng 250gr. Khả năng bạn sẽ tăng thêm 4kg và dự kiến bé đạt 3500-3600gr lúc sinh +/- 200g (với tốc độ tăng như vừa qua). Bạn nên XN đường huyết
huong giang đã bình luận
Chào bs, e mang thai vừa tròn 29 tuần đi siêu âm thì e bé nặng 1723g rồi, 4 tuần trước đấy bé nặng 965g, nếu tốc độ phát triển như vậy thì bé nhà e đến lúc sinh sẽ nặng khoảng bao nhiêu ạh? từ lúc 16 tuần đến giờ e đi siêu âm đều đặn 4 tuần 1 lần và trọng lượng của bé so với tuổi thai luôn luôn chênh 2 tuần mà e mới chỉ lên 8kg thôi, e sợ mình sẽ phải sinh mổ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn phải tính +/- 200gr nữa. Không cần thiết phải SÂ nhiều thế. Bé của bạn lớn như "Thánh Gióng", giai đoạn này chỉ phát triển trung bình 300gr/4 tuần thì "vị ấy" lớn hơn 700gr. Bạn nên cảnh giác với bệnh tiểu đường tiềm tàng thường gặp ở những bà mẹ thai to.
mai thi yen đã bình luận
chao bac si Thanh Huong cua chuyen muc meyeucon.bay gio em dang mang thai con dau long.tinh den bay gio thi da duoc 38 tuan tuoi va em da di sieu am 5 lan roi ko biet co anh huong gi toi thai nhi khong? O tuan thu 30 e di kiem tra thi duoc biet thai nhi duoc 1422g can nang cua em thi 48kg.sang tuan thu 36 em di kiem tra lai thi thai nhi duoc 2463g can nang cua em van 48kg em thac mac khong biet tai sao thai nhi thi tang can ma em thi khong tang can van giu o can nang do khong biet co van de anh huong gi khong cho toi luc sinh?trong 3 lan di kiem tra dau tien thi bac si du sinh cua em vao ngay 15.5.2011 nhung trong 2 lan kiem tra gan day thi lai du sinh vao ngay 6.5.2011 nen em khong biet minh phai xem vao ngay nao de sinh?rat mong som nhan duoc cau tra loi cua bac si.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé tương ứng tuổi thai thiếu chút xíu thôi (bình thường 36 tuần nặng 2500gr). Bạn ăn chưa phù hợp nhu cầu phát triển của bé, trong khi ở giai đoạn này bé phải tăng 700gr/4tuần (cả 3 tháng cuối phải tăng 2100gr), nếu vẫn ăn như trước thì mẹ không cung cấp đủ, và bé phải "bòn rút" từ dự trữ của mẹ, do vậy mẹ không lên cân. Người ta vẫn nói ăn cho 2 người là vậy, thậm chí còn hơn thế để chia 3 phần: cho con phát triển, phần đáp ứng tiêu hao năng lượng cho hoạt động, làm việc hàng ngày, phần cho dự trữ (để dành) cho lúc cần thiết và sau sinh nuôi bé bú. Giai đoạn này phải bổ sung viên sắt và can-xi nhiều gấp 5-10 lần của giai đoạn trước. Việc dự kiến ngày sinh bạn phải căn cứ vào ngày thấy kinh lần cuối và tính tuần tuổi thai những lần siêu âm đầu tiên, còn sau này thai phát triển to nhỏ khác nhau, lại còn tuỳ thuộc thiết bị và cách đo của mỗi người nữa.
hatran đã bình luận
chào bs. tôi mang thai 27 tuần đi siêu âm thì bs nói baby nặng có 860gr à. bs nói baby nhỏ hơn các bé khác 2 tuần, từ khi mang thai đến giờ tăng 6kg liệu như vậy baby có ảnh hưởng gì không tôi đang lo lắng.huhu .mong bs hồi âm .thanks
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tăng 6 kg trong gần 7 tháng là tạm chấp nhận được vì trong cả thời gian mang thai tối thiểu phải tăng 10 kg, bé của bạn thì suy dinh dưỡng rồi, nhưng vẫn còn đủ thời gian để bạn cố gắng khắc phục tình trạng này. Bạn đã uống bổ sung can-xi và sắt chưa, liều lượng như thế nào ? Chế độ ăn nên tăng cường uống sữa, ăn thực phẩm thủy sản như tôm, cua, cá, ngao, ếch… Từ tuần 28 trở đi thai phát triển nhanh gấp 2 lần thời kỳ trước, trung bình khoảng 700gr/4 tuần nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bạn nên XN máu định lượng Hemoglobin xem có thiếu máu do thiếu sắt không, nếu có thì nên uống bổ sung Tardyferon B9 (do BS kê đơn) và Can-xi liều cao như Calcium Corbiere 500mg
Mẹ Nghé ọ đã bình luận
Chào meyeucon.
Em đang mang thai lần 2 được 38 tuần, bsi khuyên sinh mổ lúc 38,5 tuần vì lần trước e cũng sinh mổ và 2lần mang thai cách nhau 12tháng. Hơn nưã lúc 37 tuần 6ngày em siêu âm bé nặng 3,8kg rồi. Em xin hỏi có nên để đến lúc chuyển dạ mới mổ ko hay nên mổ theo loqfi khuyên cuả bsi?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên theo lời khuyên của BS. Rút kinh nghiệm do không dùng tránh thai nên bạn đã làm khổ con (MYC chịu thiệt thòi khổ sở thì đã thấy khổ tâm lắm rồi cũng cố vượt qua được nhưng con bị thiệt thòi thì MYC khổ tâm gấp vạn lần). Bạn cần thảo luận với chồng ngay bây giờ về trách nhiệm của chồng trong việc dùng bao cao su tránh thai sau sinh và giai đoạn nuôi con chưa có kinh trở lại. Những bé phải xa sự chăm sóc nâng niu của mẹ quá sớm, sẽ dễ rơi vào tự kỷ, hay ghen với em bé ( thậm chí đối xử ác với em bé) và đặc biệt SDD vì vậy bạn và mọi thành viên trong gia đình nên dành thời gian thoả đáng cho cả bé đầu.
Mẹ Nghé ọ đã bình luận
Cám ơn Meyeucon đã tư vấn
Mẹ bé Su đã bình luận
Chào meyeucon,
Em mang thai lần 2 được 32 tuần rồi, lần trước em sinh mổ, gần đây em thường bị đau buốt phía dưới khi đi bộ hoặc khi đi tiểu, em thấy rất khó chịu và lo lắng. Liệu em bé có thể bị sinh non không ạ? em phải làm gì để giảm hiện tượng này?
Xin cảm ơn bác sỹ meyeucon nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Do bị co kéo sẹo mổ và đầu thai nhi thúc xuống vùng sẹo mổ cũ, dưới bàng quang. Bạn không nên tập thể dục đi bộ nữa vì bạn đâu được đẻ tự nhiên. Bạn nên đề nghị BS cho dùng thuốc giảm co bóp, giãn cơ. Chúc bạn may mắn.
lola đã bình luận
chao bac si.
e dang mang thai 33 tuan va em be chi nang 1800g nhu the co bi be qua ko a?vi e nghe noi sau 33 tuan em be se phat trien cham lai va tang it can.e dang lo em be se bi coi.bac si cho e loi khuyen voi a.
Va hom trc e co vao vien lam test duong mau cho ng mang thai.ket qua la e bi roi loan dung nap duong nhu vay co nguy hiem ko a.
mong nhan duoc loi khuyen cua bac si.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé tạm được, trung bình 32 tuần là 1800g, giai đoạn này trung bình 4 tuần bé tăng 700g, mức tăng cao nhất trong suốt thời kỳ mang thai với điều kiện dinh dưỡng của mẹ tốt. Bạn nên chú ý chế độ ăn đảm bảo cho thai phát triển.
thu hong đã bình luận
em mang thai duoc 38 tuan 2 ngày nay cứ mỗi sáng là em ra huyết màu đỏ sẫm đi khám bác sĩ thì nói vẫn bình thường nhưng tới bữa nay vẫn còn ra sáng thì ra nhiều chiều và tối thì rất ít, bác sĩ nói em chưa có dấu sanh nhưng no ra như vậy em lo quá không biết có sao kgo6ng hãy cho em ý khiến
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn đã siêu âm chưa, cần xem có phải nhau thai bám thấp không? Việc ra huyết không thể nói là bình thường được. Hoặc là nhau bám thấp hoặc dấu hiệu tiền chuyển dạ. Nhưng tiền chuyển dạ không ra huyết đỏ sẫm. Mong bạn sớm đến khám ở BV chuyên khoa.
nguyen thi thanh thao đã bình luận
khoang 3-4tuan truoc bung em bi co va thinh thoang thay dau nen bs cho em thuoc Magnesii lactici 0,5 tbl.Medicamenta ve uong, lan do la uong voi lieu 2-2-2/ngay, lan kham sau em da uong het thuoc va ho ke don tiep nhung voi lieu 1-1-1/ngay. Tu luc mang thai den gio em cung phai dung may loai thuoc roi vi hoi thang 2/2010 em bi say thai 1lan, sau do 4thang em lai co thai lai (la em be bay gio). Thuoc do co anh huong gi den em be ko chi? Em so nhat la anh huong den em be thoi.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Thuốc không ảnh hưởng thai. Bạn nên khám thai trong CT sàng lọc trước sinh. Chúc bạn hạnh phúc.
nguyen thi thanh thao đã bình luận
khoang 3-4tuan truoc bung em bi co va thinh thoang thay dau nen bs cho em thuoc do ve uong, lan do la uong voi lieu 2-2-2/ngay, lan kham sau em da uong het thuoc va ho ke don tiep nhung voi lieu 1-1-1/ngay. Tu luc mang thai den gio em cung phai dung may loai thuoc roi vi hoi thang 2/2010 em bi say thai 1lan, sau do 4thang em lai co thai lai (la em be bay gio). Thuoc do co anh huong gi den em be ko chi? Em so nhat la anh huong den em be thoi.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không nói tên thuốc vì vậy chỉ đoán là 1 loại nội tiết tố để giúp dưỡng phát triển thai trong giai đoạn đầu. Thuốc không tác động làm dị dạng, nhưng BS cho bạn giảm liều dần là đúng liệu trình. Chúc bạn hạnh phúc.
Khanh đã bình luận
Chào bác sĩ! Hôm nay thai của em đã được 40 tuần, em ra dịch nâu từ ngày 12.1, từ hôm 12 tới nay thỉnh thoảng em bị đau bụng, sau mỗi lần đau bụng đi tiểu em lai thấy ra những cục dây máu màu nâu. Em đã đi khám và siêu âm, mọi thứ đều bình thường và tử cung chưa mở phân nào, bác sĩ cho về nhà, bảo bao giờ có cơn co 5f/l thì vào viện. Nhưng em vẫn thấy lo quá, theo bác sĩ trường hợp cua em có sao ko? em có nên yêu cầu bệnh viện cho em được giục sinh ko? Và phương pháp giục sinh có đau hay ảnh hương gì ko ạ? Vì tử cung của em vẫn chưa mở phân nào.
Mong bác sĩ trả lời sớm cho em. Em cám ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc chỉ đêm nay hoặc ngày mai là chuyển dạ thực sự thôi. Bạn nên tranh thủ ngủ được lúc nào hay lúc đó để lấy sức. Chúc bạn MẸ TRÒN CON VUÔNG
Hoai Chau đã bình luận
Chào bác sĩ.
Em đang mang thai 27 tuần, em bé của em (con trai) có những ngày đạp + quẫy nhiều, liên tục từ 1 đến 2 giờ. Thỉnh thoảng lại có ngày bé đạp rất ít (nhưng vẫn đủ 10 lần/ngày). Không biết như vậy là bé đang khó chịu hay bị làm sao không? Như vậy có bình thường không? Vì tháng trước bé dậy và ngủ khá đúng giờ, mỗi lần dậy chỉ từ 15 – 30 phút.
Cám ơn bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé nghịch ra trò đấy nhỉ. Mỗi tháng phát triển khác nhau chứ. Vào tháng thứ 7 thai đang bình chỉnh để xoay thuận đầu, bé sẽ phải tìm cách cho tư thế nằm "vừa ý" bé.
nguyen thi thanh thao đã bình luận
em dang co bau tuan 28-29 gi do, may hom nay em thay hay bi di ngoai dang nhu "chao dac", khoang 1tuan truoc thi em bi di ngoai dang nuoc 1lan nhung roi ko bi nua. Bay gio em an uong binh thuong cung ko giam an do la nhung thay phan van bi nat, ma co hom di dai tien den 2lan. Xin hoi em bi nhu the lieu co van de gi ko? Hien tai em dang phai dung thuoc Magnesii lactici 0,5 tbl.Medicamenta, ngay 3vien, lieu thuoc nay co anh huong gi ko? Xin MYC tu van giup em.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể do thuốc có tác dụng nhuận tràng, phân không bị lỏng nước nhưng không thành khuôn. Vì sao bạn phải dùng thuốc đó? Ai kê đơn?
Tran Thu đã bình luận
Xin chào! Cho hỏi hiện nay tôi có bầu đứa thứ 2 được 7 tuần. Nhưng lo lắng của tôi là ông xã đang điều trị bệnh giang mai chích thuốc kháng sinh liều cao trong khi dính bầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Tôi đi xét nghiệm ko có bệnh đó mà khỏe mạnh bình thường.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn để đẻ là chấp nhận mạo hiểm, bạn nên đi khám trực tiếp BS da liễu và BS Sản. Điều lo ngại không phải là tác động của thuốc KS, mà bởi chính căn bệnh của chồng bạn. Chúc bạn may mắn.
phong chau đã bình luận
Chao meyeucon !
Hien tai minh dang mang thai o tuan thu 34, bac si sieu am xac dinh can nang cua be hien tai la 2.8kg.( truoc khi mang thai minh nang 44kg den gio minh nag 57kg, minh cao 1m6) nhu vay be co tang qua so voi chi tieu khong?
Thang thu 6 minh duoc ke uong canxi va magie b6 vi bi chuot rut. Hien tai, minh da uong het thuoc nhung bac si khong ke them thuoc gi mac du minh co yeu cau. Minh van bi chuot rut va hay kho tho, cung nhu bi hoa mat va chong mat. Lieu minh co can phai bo sung them canxi va sat khong?
Mong meyeucon giai dap thac mac giup minh! Cam on meyeucon rat nhieu
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cả mẹ và Bé phát triển rất tốt, dự kiến bé sẽ tăng thêm 700-800 g nữa, khi sinh bé sẽ khoảng 3500-3600g. Các hiện tượng bạn nêu có dấu hiệu thiếu máu nhẹ. Bạn đã làm XN máu bao giờ chưa? Cần làm XN xem lượng huyết cầu tố, đặc biệt là huyết sắc tố, nếu thiếu phải uống bổ sung sắt. Bạn nên uống Obimin, thuốc này rất tốt cho mẹ và bé cả trong thời kỳ cho con bú mẹ. Chúc bạn "mẹ tròn con vuông" nhé!
tran ngoc huynh mai đã bình luận
Chao meyeucon.org, toi hien dang mang thai o tuan 33, co the met moi nhieu kem theo kho ngu vao ban dem. Den khoang 8h sang toi moi ngu duoc den khoang 12h trua va ko ngu nua cho den toi. Vay cho toi hoi toi ngu nhu vay co anh huong cho em be ko boi vi toi nghe nguoi lon noi ngu ngay ko tot? Trung binh toi ngu khoang 9h/ngay. Neu toi co gang thuc luon vao ban ngay thi toi chi ngu duoc khoang 4-5h/ngay. Rat mong nhan duoc hoi am som tu meyeucon.org.Xin cam on.
le duyen đã bình luận
Em la giao vien o ttinh Binh Thuan, em 24 tuoi. Thang 1/2011 la em chuan bi sinh roi. Ong xa em khuyen khong nen nam o (cu). Mong Bac si chi giup em. Em nen lam nhu the nao de dam bao suc khoe cho me va be? vi day la lan dau tien em sinh con.
Queenie đã bình luận
mình xin hỏi chương trình là mình có bệnh nghẹt mũi từ nhỏ mình thường dùng chai xịt otiline mình đang mang thai 5 tháng mấy rồi vậy cho mình hõi có nên xử dụng thuốc đó wa’ nhìu ko
Meyeucon.org đã bình luận
Không nên bạn ạ. Bạn bị viêm mũi dị ứng, nên dùng nước muối sinh lý (có bán ở các nhà thuôc) vừa rửa mắt rửa mũi được. Khi đi đường nên dùng khẩu trang hoạt tính, giũ đôi bàn chân cho ấm.
Queenie đã bình luận
mình đã sữ dụng nhung chai thuốc dag nước muối rùi nhưng ko hết chĩ mổi chai otiline là giup mình có giấc ngũ ngon nếu như vậy có fai minh` bi viem xoan ko zậy có loại thuốc nào trị dứt căn bịnh đó trong thời gian mình mang thai ko
Meyeucon.org đã bình luận
Otiline sử dụng hoạt chất co mạch Xylometazoline, chỉ có tác dụng tạm thời giảm triệu chứng nghẹt mũi, viêm xoang chứ không có tác dụng chữa bệnh. Việc sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ cũng phải ở liều lượng thấp, trong khi bạn lại đang mang thai. Những loại thuốc như vậy hoàn toàn không tốt. Việc trị dứt được bệnh viêm xoang còn tùy vào cơ chế bệnh của bạn và phải trị theo tác nhân gây bệnh chứ không thể tùy tiện. Trong giai đoạn mang thai, tốt nhất bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các nguồn kích thích như khói bụi, thuốc lá… để đảm bảo sức khỏe, khi đã sinh xong thì mới tính tới việc điều trị dứt điểm được.
Đỗ Thị Huyền đã bình luận
Hỏi: Tăng cân ít và hạ huyết áp khi mang thai
Mình mang thai được 29 tuần, nhưng đến giờ mình tăng được có 4 kg, chương trình cho hỏi như vậy có tăng ít cân quá không, liệu có ảnh hưởng tới cân nặng của em bé sau này khi chào đời không. Khi thai nhi được 22 tuần tuổi mình đi siêu âm thì bé nặng 500 gam.
Huyết áp của mình là 85/40, 2lần mình đi tiêm phòng đo huyết áp đều như vậy( đó là khi mình bình thường) như vậy có thấp quá không. Thỉnh thoảng mình hay bị tụt huyết áp. Với số đo huyết áp của mình như vậy khi sinh em bé liệu có nguy hiểm gì không. Chương trình trả lời giúp mình với nhé.
Cảm ơn chương trình nhiều nhiều nha.
Meyeucon.org đã bình luận
Trả lời: Tăng cân ít và hạ huyết áp khi mang thai
Bạn tăng cân như vậy là hơi ít, vì vậy cần phải chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng. Trong giai đoạn cuối thai kỳ chế độ dinh dưỡng của bạn cần phải đầy đủ và giàu vitamin, có sự bổ sung đáng kể chất đạm, tinh bột… Bạn có thể tham khảo tại đây: Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối.
Còn về huyết áp, thông thường khi mang thai dễ bị tụt huyết áp, nhưng chỉ số huyết áp của bạn như vậy là đáng lo ngại. Bạn cần phải hết sức lưu ý vì tụt huyết áp dễ gây hoa mắt, chóng mặt và có thể bị ngã nếu không cẩn thận. Bạn cần kiểm tra xem có bị thiếu sắt và canxi không, nếu thiếu thì nên bổ sung kịp thời vừa bảo đảm cho cả mẹ lẫn con
Chúc bạn sức khỏe