Bất cứ ai nhìn thấy các bé mạnh khoẻ, chơi đùa đều hài lòng và muốn con mình linh hoạt như vậy.
Khi bé lớn lên một chút, thật khó để bé vận động đều đặn hàng ngày. Thời gian chơi của bé khá eo hẹp vì sự tăng lên của các yêu cầu học tập ở trường, bé không thể chơi tốt các môn thể thao vì thiếu thời gian, công việc nhà bận rộn, các việc lặt vặt phát sinh cũng khiến bé không có nhiều thời gian vận động cơ thể.
Nhưng dù bé có thời gian và ước muốn được chơi đùa đi chăng nữa, các bậc phu huynh đều cảm thấy bé bỏ phí thời gian vào những chuyện vô ích. Các cơ hội vận động, nô đùa hầu như bị giới hạn.
Để có cách suy nghĩ khác về việc giữ cho bé luôn được vận động, nô đùa, chơi cùng các bạn khác, bạn hãy tìm hiểu về:
Lợi ích của việc bé vận động đều đặn
Khi bé linh hoạt, cơ thể của bé sẽ có thể làm được những gì bé muốn và cần. Tại sao lại như vậy, vì luyện tập thể dục thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích như:
- Làm xương và cơ chắc khoẻ
- Kiểm soát được trọng lượng cơ thể
- Giảm nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2
- Ngủ tốt hơn
- Có cuộc sống và các mối quan hệ bên ngoài rộng rãi hơn
Một đứa trẻ có sức khoẻ và linh hoạt về thể chất sẽ trở nên lanh lợi, dễ thành công và có được động cơ học tập, lao động hơn. Chính năng lực thể chất này góp phần xây dựng lòng tự tôn ở mọi lứa tuổi.
Vận động giúp cho cơ thể bé linh hoạt hơn.
Bạn giúp bé bằng cách nào?
Đây chính là 3 chìa khóa giúp bạn:
– Chọn đúng hoạt động phù hợp lứa tuổi của bé: Nếu bạn không làm được điều này, bé sẽ cảm thấy buồn chán và nản chí.
– Tạo cho bé khá nhiều cơ hội để vận động: Bé cần cha mẹ khiến cho các hoạt động trở nên thú vị và dễ dàng đối với bé như cung cấp các dụng cụ, sân chơi…
– Chú trọng sự vui vẻ: Bé sẽ không thích làm hoặc chơi những gì bé không thích.
Khi bé đã thích thú một hoạt động nào đó, bé sẽ muốn làm điều đó nhiều hơn. Thực hành chính là một kĩ năng giúp cải thiện khả năng của bé và giúp bé cảm thấy hài lòng đặc biệt là khi năng lực của bé được chính bé nhận ra.
Các hoạt động phù hợp cho từng độ tuổi của bé
Cách tốt nhất cho bé để vận động là các hoạt động gắn liền với công việc hàng ngày. Từ bé chập chững biết đi tới trẻ vị thành niên đều cần ít nhất 60 phút vận động bao gồm các hoạt động ở nhà, ở trường, trong lớp học và các hoạt động thể thao có tổ chức.
Bé trước tuổi tới trường: Những hoạt động chơi đùa và thể dục giúp bé tiếp tục phát triển những kĩ năng vận động quan trọng là đá và ném bóng, chơi đuổi cờ, chạy theo người chỉ huy, lò cò 1 chân, đạp xe, nhảy nhót, chạy…
Mặc dù có một số bộ môn thể thao phù hợp cho bé từ 4 tuổi trở nên nhưng các chuyên gia thể chất gợi ý rằng việc tổ chức một đội chơi thể thao ở độ tuổi này là không nên. Bé thường chưa hiểu luật chơi và thường thiếu tập trung vào một bộ môn nào đó, thiếu kĩ năng và sự phối hợp cần để chơi tập thể.
Bé đi học: Bé trong độ tuổi này thường dành nhiều thời gian rảnh rỗi vào chơi game và xem TV, để bé tham gia các hoạt động thể chất là một thách thức đối với các bậc phụ huynh. Những trò chơi mà bé có thể yêu thích là bóng rổ, bóng đá, bóng bàn, đạp xe, cắm trại, đuổi bắt và những hoạt động ngoài trời khác.
Bé đã có thể học các kĩ năng cơ bản và những luật chơi đơn giản. Khi lớn lên, các kĩ năng và năng lực riêng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Sự thích thú sẽ tỉ lệ thuận với khả năng của bé như thế nào. Đó là lí do tại sao phải tìm được môn thể thao và hoạt động phù hợp với bé.
Trẻ vị thành niên: Trong độ tuổi này, trẻ có nhiều hoạt động để lựa chọn: các hoạt động thể thao trong chương trình dạy học và các hoạt động sau giờ học đặc biệt là yoga hoặc trượt ván. Điều quan trọng cần ghi nhớ là những hoạt động này phải có kế hoạch gắn liền với trách nhiệm.