Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lồng ruột, bệnh thường gặp ở trẻ

Lồng ruột là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em và việc phát hiện sớm bệnh giúp công việc điều trị nhẹ nhàng hơn là chỉ tháo lồng bằng hơi mà không cần phải phẫu thuật. Vậy, bệnh lồng ruột có những biểu hiện gì và nguy hiểm ra sao?


Bệnh Lồng ruột là gì ?

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nặng nề, có thể đưa dẫn đến tử vong. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.

Làm thế nào để nhận biết con bạn bị bệnh lồng ruột ?

Cháu bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng và khóc thét từng cơn
  • Nôn ói nhiều lần
  • Đi tiêu ra phân lẫn máu (nếu muộn hơn), thường là tiêu máu đỏ bầm lẫn nhày

Khi thấy cháu có một trong những triệu chứng trên phải mang cháu đến bệnh viện chuyên khoa khám ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán bệnh lồng ruột ?

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám cẩn thận, bác sĩ sẽ cho cháu đi siêu âm bụng tổng quát.

Biến chứng của Lồng ruột là gì?

Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể dẫn đến các những biến chứng như:

  • Tắc ruột
  • Hoại tử gây ra thủng ruột làm phân dò ra ngoài ổ bụng và đưa đến viêm màng bụng
  • Sốc nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong

Điều trị bệnh lồng ruột như thế nào ?

1.Trường hợp bé được đưa đến sớm và chưa có biến chứng

  • Bé sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi: bơm hơi vào ruột với áp lực cho phép để đẩy khối lồng ra lại.
  • Phương pháp này an toàn và tỉ lệ thành công là trên 90%.
  • Khi thất bại với tháo lồng bằng hơi thì bé sẽ được mổ để tháo khối lồng ra bằng tay

2.Trường hợp bé đến trễ đã có biến chứng

  • Cháu bé sẽ được hồi sức và mổ tháo lồng bằng tay
  • Đánh giá tình trạng của đoạn ruột bị hoại tử, sau đó cắt nối ruột hoặc đưa ruột ra ngoài tùy tình trạng ổ bụng của bé sạch hay dơ

Bs.Thanh Nga

Bạn có biết?

  • Bệnh lồng ruột thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi.
  • Bệnh lồng ruột phần lớn thường xảy ra bất thình lình ở những trẻ em khỏe mạnh, bụ bẫm, ở bé trai nhiều hơn bé gái

Theo nhiều bác sĩ ngoại khoa, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi đột ngột dễ gây bệnh lồng ruột. Để ngăn chặn yếu tố nguy cơ gây bệnh lồng ruột, khi cho trẻ ăn dặm, lúc chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ từ với liều lượng tăng dần.

Meyeucon.org - 27/08/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh lồng ruột ở trẻ em , Các bệnh thường gặp ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm
  • Bé bị dị ứng – mẹ xử lý ra sao
  • Những biện pháp phòng tránh bệnh cảm cúm mùa đông cho bé.
  • Chứng táo bón ở trẻ và cách khắc phục đơn giản
  • Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn