Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8

Được nhìn ngắm những ngón tay và những ngón chân bé xíu xinh xinh của bé là một trong những điều tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của các bậc cha mẹ. Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay.

Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng có những thay đổi như việc hình thành chóp mũi và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.

Thai nhi 8 tuần tuổi

Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dầu chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các dấu hiệu có thai như mất kinh, ói mữa, mệt mỏi, cộng thêm việc quần áo bỗng trở nên chật chội do tử cung ngày càng phát triển lớn làm cho Bạn bỗng nhiên nghĩ đến việc có thai. Bạn nên thử thai tại nhà hoặc tại bệnh viện một lần nữa để xác định một cách chắc chắn về tình trạng thai nghén của mình. Sau đó Bạn nên có một cuộc hẹn với BS để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên. Bạn phải được khám thai một cách cẩn thận bởi các BS chuyên khoa sản, các nữ hộ sinh, các bà mụ đỡ đẻ với bề dày kinh nghiệm hoặc các BS gia đình chuyên về sản khoa. Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro (ví dụ như Bạn đã từng xảy thai nhiều lần, hay Bạn đã ngoài 35 hoặc Bạn thường có những rắc rối trong những lần mang thai trước), khi đó BS có thể sẽ yêu cầu Bạn đi khám thai càng sớm càng tốt và có thể sẽ phải khám thai một cách thường xuyên hơn các thai phụ khác trong suốt quá trình mang thai liên tục cho đến lúc sanh.

Khám thai định kỳ một cách đầy đủ và tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của BS là một điều rất quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bảo vệ an toàn cho thai nhi và cho cả Bạn nữa, vì vậy Bạn hãy xem các cuộc hẹn khám thai với BS là ưu tiên hàng đầu

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu , Mang thai tháng thứ 2 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5
  • Thai nhi 9 tuần tuổi

Bình luận

  1. ngoc linh đã bình luận

    09/04/2013 at 9:09 sáng

    chào bs,cho e hỏi e mang thai đc 4tuan nhưng e ko biết là mình có thai .sau đó e đi cắt thuốc bắc uống đc 20 thì lai phát hiên mình có thai.e đi siêu am thi thai đã đc 6 tuần 4 ngày. vậy bs cho e hỏi thuốc bắc liệu có ảnh hưởng gì đến e bé ko ạ

    Trả lời
  2. Linda đã bình luận

    28/08/2011 at 7:13 chiều

    Chao bac si,

    Nam nay em 31 tuoi va co thai lan dau duoc gan 6 tuan (ngay dau cua ky kinh cuoi la 20/07/2011). Truoc khi co thai em co uong thuoc ngua thai khoang hon 1 thang (em uong (loai 28 vien) bat dau tu ngay 06/06/2011 cho den truoc ky kinh cuoi vao khoang 10/07/2011, va khong con uong thuoc nua). Sau do thi em thu thai. Em lo lang khong biet co anh huong gi den thai nhi khong tu viec uong thuoc ngua thai truoc do. Em co doc vai bai bao va duoc biet la, co the mang thai binh thuong sau khi co kinh va ngung thuoc. Xin bac si cho em y kien. Khoang 1 tuan truoc luc do thai hon 4 tuan tuoi em co di sieu am, va biet thai o trong tu cung binh thuong, chi co tui thai chua thay phoi/ tim thai. Em mang thai lan dau tien nen co nhieu dieu chua biet. Khong biet phai an uong, kieng cu ra sao. Xin bac si tu van them cho em. Em cam on bac si nhieu lam.

    Chuc suc khoe.

    Em Linda.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      12/09/2011 at 9:06 chiều

      Bạn có thể có thai bình thường, nhưng do niêm mạc tử cung chưa được tái tạo tốt sau khi ngừng uống thuốc tránh thai thì điều kiện giúp thai làm tổ không tốt lắm dễ sảy. Bạn nên tránh "quan hệ" vợ chồng vì đó là "lao động nặng" dễ kích thích tăng co bóp TC. Bạn SÂ sớm quá thì chưa thấy gì là phải, 8 tuần mới có tim thai (kể từ ngày 20/7 và VK đều 28-30 ngày). Bạn nên ăn uống bồi dưỡng nhiều hơn.

      Trả lời
  3. Ngọc Mai đã bình luận

    05/05/2011 at 12:17 chiều

    Chào bác sĩ, em mang thai được 8 tuần nhưng do thay đổi thời tiết và em bị viêm họng mãn tính nên e ho khoảng 5 ngày nay rồi,em chỉ súc họng bằng nước muối pha loãng và ngậm 1 lát chanh muối trước khi đi ngủ. Bác sĩ cho em hỏi là bị ho ở giai đoạn này có ảnh hưởng gì đến bé không?
    Còn 1 điều nữa em muốn hỏi BS là chồng em bị cảm nặng và điều trị bằng cách tiêm kháng sinh liều cao 1 tuần liền, sau đó 2 tuần thì vợ chồng em thụ thai, Vậy đợt điều trị đó có ảnh hưởng gì đến chất lượng tinh trùng không? Em băn khoăn quá, mong BS giải đáp giúp em
    Em xin chân thành cảm ơn

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      10/05/2011 at 6:32 sáng

      Đã biết chồng ốm nặng mà còn thụ thai khi sức khoẻ chưa hồi phục tốt, bây giờ bạn hỏi chẳng để làm gì, đành chờ may rủi vậy. Bạn nên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, chú ý không nên uống nước lạnh. Cẩn thận theo dõi có phát ban không, có thể nhiễm Rubella cũng có tiền triệu viêm họng rồi mới phát ban.

      Trả lời
  4. Hà đã bình luận

    25/03/2011 at 12:11 chiều

    Hi bác sĩ,
    xin cho em hỏi với ạ. Em lân đầu mang thai và thai được 7 tuần tính từ chu kỳ cuối 4/2/2011. Em mới đi khám khi thấy mệt và nôn mấy ngày hôm nay. Bác sỹ cho xét nghiệm nước tiểu và kết luận có thai, cho em uống acid folic. Em có cần đi siêu âm luôn bây giờ không ạ? Hay để hẳn đến tuần 11-12 xét nghiệm bệnh Down luôn ạ?
    Em cảm ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      29/03/2011 at 7:20 sáng

      Có tim thai rồi thì đến khám tuần 11, nếu chưa thì tuần 8 đi SÂ lại sẽ có tim thai. Chú ý phòng tránh lây nhiễm Rubella đang hoành hành.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn