Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9

Đoạn cuối ở phần đáy của ống thần kinh của bé đã co lại và hầu như biến mất ở tuần lễ này. Ngược lại, đầu của bé ngày càng phát triển to hơn, trông nó lớn hẳn so với các bộ phận khác của cơ thể và nó cúi gập vào ngực bé. Ở tuần lễ này, chiều dài bé đạt khoảng 23 milimet, cân nặng khoảng 2 gam.

Hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục phát triển. Hậu môn của thai nhi đã hình thành, ruột của thai nhi phát triển dài hơn. Thêm nữa, các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, cũng được hình thành trong tuần lễ này.

Thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi của Bạn đã có thể có những cử động đầu tiên trong tuần này khi các cơ đã phát triển. Nếu được xem qua máy siêu âm, Bạn có thể nhìn thấy được những cử động của thai nhi. Tuy nhiên Bạn vẫn sẽ không tự cảm nhận được những cử động này trong cả một vài tuần tới nữa. Siêu âm còn là cách để xác định nhịp tim của trẻ.

Sự thay đổi trong cơ thể của Bạn

Để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, Bạn hãy dành thời gian để ghi nhận lại tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. Sau đó, ghi chép chúng lại cẩn thận. Bạn có thể trả lời một số các câu hỏi dưới đây:

  • Bạn đang có một bệnh lý mãn tính nào hay không?
  • Bạn có tiền sử hay bị dị ứng không?
  • Bạn đã từng trải qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào không?
  • Bạn có thường xuyên uống một loại thuốc trị bệnh nào không ?
  • Có một sự đột biến bất thường về gen nào đó đã xảy ra trong gia đình của Bạn chưa?
  • Chu kỳ kinh nguyệt của Bạn có đều đặn hay không?
  • Bạn đã từng có thai lần nào chưa, những lần mang thai trước đó có những rắc rối gì?
  • Bạn có hay sử dụng thuốc lá hay bia rượu không?
  • Bạn có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên hay không ?

Đó là tất cả những vấn đề có liên quan đến sức khỏe mà BS cần phải thảo luận với Bạn trong buổi khám thai đầu tiên. Chính vì vậy, Bạn có thể hợp tác với BS một cách tốt nhất bằng cách Bạn hãy ghi lại chính xác những thông tin trên vào một cuốn sổ ghi nhớ để mang theo khi đi khám thai lần đầu tiên.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu , Mang thai tháng thứ 2 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5
  • Thai nhi 9 tuần tuổi

Bình luận

  1. nguyen thuy đã bình luận

    18/10/2012 at 9:40 sáng

    Toi mang bau duoc 9 tuan toi co tiem phong cum’ truoc khi co bau , nhung toi bat dau bi cum va da tim moi cach de chua kip thoi , nhung khi toi khoi roi thi toi lai ram ram dau bung thi co lam sao khong ak, va toi co tien su thai luu 3 lan moi lan deu roi vao 8 tuan va toi dang dieu tri o benh vien phu san trung uong gio toi rat lo ,mong cac me va bac sy giup toi voi

    Trả lời
  2. Nguyen Thi Lien đã bình luận

    12/09/2012 at 7:28 sáng

    Toi dang mang thai tuan thu 9, toi bi viem hong hat, va sot tren 38 do 5, toi hom sau lai sot 38 do, sau do khong sot nhung toi ho may ngay van chua khoi, cac me cho toi hoi nhu vay thai nhi bi anh huong nhieu khong, toi lo lang so bi khuyet tat, mong cac me va bac sy giup toi voi

    Trả lời
  3. LE HONG LUU đã bình luận

    14/07/2011 at 3:01 chiều

    Tôi đang mang thai tuần thứ 9, tôi nghe nói không nên ăn quả mướp đắng (khổ qua) trong thời gian mang thai. Bác sĩ cho tôi hỏi: Tại sao trong thời kỳ mang thai lại không nên ăn loại quả này? Tháng đầu tiên tôi đã chót ăn khá nhiều, liệu tôi có bị ảnh hưởng gì không?. Tôi đang rất lo lắng, xin bác sĩ vui lòng giải đáp thắc mắc trên cho tôi và một số bạn bè của tôi được rõ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      18/07/2011 at 1:05 sáng

      Meyeucon đã có một bài viết về quả mướp đắng, bạn tham khảo nhé –> http://meyeucon.org/11288/an-muop-dang-kho-qua-khong-tot-cho-phu-nu-mang-thai/

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn