Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 10

Sự phát triển của bé

Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút!

Thai nhi 10 tuần tuổi

Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay và các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất, thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Các mầm răng bên trong miệng cũng được hình thành, và nếu là một bé trai thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần lễ này.

Các dị tật bẩm sinh thường không xảy ra sau tuần lễ thứ 10. Tuần lễ thứ 10 cũng là điểm mốc kết thúc giai đoạn thứ nhất của thai kỳ, bé yêu của Bạn giờ đây đã được xem như là một thai nhi.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Lần khám thai đầu tiên của Bạn, được thực hiện trong khoảng thời gian này, là một điểm mốc quan trọng. Tại phòng mạch hoặc tại bệnh viện, BS sẽ thực hiện hàng loạt các xét nghiệm và kiểm tra, bao gồm cả việc kiểm tra cân nặng và huyết áp của Bạn. Bạn có thể được thăm khám vùng bụng để xác định kích thước cũng như vị trí của bào thai cũng như được thực hiện một số các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Trong lần khám thai đầu tiên này, BS cũng sẽ khám bên trong âm đạo cũng như thăm khám vú cho Bạn. BS cũng sẽ hỏi Bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình để xác định xem bé của Bạn có gặp những rủi ro nào về các bệnh lý di truyền hay không. Một vấn đề nữa mà các BS sẽ phải tiến hành kiểm tra, đó là nhịp tim của bé! Bằng sự trợ giúp của siêu âm, Bạn có thể nghe thấy được những nhịp đập đầu tiên của tim bé.

Sau lần khám thai đầu tiên, BS sẽ gởi cho Bạn các kết quả xét nghiệm máu, để xác định Bạn có phải chích ngừa miễn dịch các loại bệnh như thủy đậu, bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức (Rubella), đồng thời Bạn có thể biết được nhóm máu và yếu tố Rh. Yếu tố Rh là một chất được tìm thấy trong các tế bào máu của mỗi người. Nếu Bạn có yếu tố Rh- nhưng con Bạn lại có Rh+, thì thể dẫn đến kết quả là các tế bào hồng cầu trong máu của bé sẽ bị phá vỡ (gọi là tán huyết do bất tương đồng nhóm máu hệ Rh- Rhesus). BS sẽ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cho Bạn chủng ngừa miễn dịch globulin Rh vào tuần lễ thứ 28 và chích nhắc lại một lần nữa sau khi sinh.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu , Mang thai tháng thứ 3 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 13
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 12
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 11
  • Thai nhi 14 tuần tuổi

Bình luận

  1. baby của mẹ đã bình luận

    23/03/2011 at 11:56 sáng

    Gửi các bà mẹ !

    Tôi đã mang thai được 10 tuần rồi , Với người làm mẹ tôi luôn mong muốn con của mình được khỏe mạnh, muốn làm được điều đó thì tôi phải làm như thế nào, Cho tôi hỏi ở giai đoạn này thì tôi nên ăn gì tốt cho baby, và nên hạn chế những gì không tốt ? ????/ Những người làm mẹ của baby ơi , hãy giúp tôi với.
    Tôi xin cảm ơn các mẹ nhiều

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      31/03/2011 at 5:05 sáng

      Bạn thân mến! Chỉ có ăn nhiều thịt, cá, trứng, tôm, cua, ngao…, rau, trái cây sạch, uống nhiều sữa và bổ sung viên sắt, can-xi, ngủ ngon giấc bằng đi bộ thư giãn buổi tối thôi. Không "quan hệ" vợ chồng trong 3 tháng đầu và cuối. Đặc biệt tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn 3-4 lần/ngày, nhất là sau khi tiếp xúc đông người (hội họp, đi chợ, siêu thị…), đi ngoài đường về. Nên phổ biến phương pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả cho mọi người trong cơ quan, gia đình cùng thực hiện và tự giác nghỉ việc, cách ly khi có dấu hiệu bệnh tránh làm lây sang người khác.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn