Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Sự phát triển của bé

Đây là tuần lễ đầu tiên trong quý cuối của thai kỳ, nhìn bé bây giờ không khác mấy khi bé được sinh ra sau này, chỉ có hơi ốm và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ miễn dịch của bé vẫn còn cần phải hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do nào đó bé buộc phải sanh non, có đến 85% cơ hội sống sót với sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Thai nhi 27 tuần tuổi

Khả năng nghe của bé vẫn đang dần hoàn thiện, bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ngay cả giọng nói của Ba. Âm thanh bé nghe được có thể chưa rõ lắm vì tai của bé lúc này vẫn được bao phủ bởi một lớp màng nhầy.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Lúc này Bạn có thể sẽ thấy những vết rạn màu hồng trên bụng và trên vú. Các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu và khó ngủ thường xuyên xuất hiện hơn và đôi lúc Bạn có thể mơ các giấc mơ về sự sinh nở. Tuy nhiên Bạn hãy yên tâm, vì tất cả những điều đó là bình thường.

Khả năng chăm sóc và bảo vệ thai nhi vẫn được cơ thể Bạn thực hiện theo bản năng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên để chăm sóc một bé sơ sinh sau này phải cần đến một kỹ năng thật sự, vì không dễ dàng một chút nào để chăm sóc cho một bé mới sinh với những đòi hỏi bất tận của bé. Bạn nên liên hệ với các khóa học dành cho thai phụ tại các trung tâm y tế địa phương hoặc các bệnh viện để được học về các đề tài như sự sinh nở, cách giảm thiểu các cơn đau trong khi chuyển dạ, những kinh nghiệm cần thiết cho thai phụ sau khi sinh. Học tất cả những khóa học cần thiết về sự sanh nở và cách chăm sóc trẻ sẽ khiến Bạn cảm thấy tự tin hơn, nhất là đối với những Bạn lần đầu tiên được làm cha mẹ

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng giữa , Mang thai tháng thứ 6 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24
  • Thai nhi 28 tuần tuổi

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Thu đã bình luận

    27/12/2011 at 8:57 chiều

    chào bác sĩ! em mang thai được 27 tuần nhưng em bé của em đạp rất thất thường. có hôm đạp rất nhiều nhưng có hôm lại không đạp. bác sĩ có thể cho em biết hiện tượng xuất hiện như vậy có bình thường hay không và em phải làm gì để hiện tượng đó không xảy ra nữa. VÌ mỗi lần em bé không đạp là em rất lo lắng. Em cám ơn Bác Sĩ

    Trả lời
  2. thanh hòa đã bình luận

    19/11/2011 at 8:37 chiều

    chào bác sĩ! em đang mang thai được 23 tuần trước đó vào tuần thứ 21 em đi siêu âm bác sĩ nói thai nhi phát triển bình thường và nặng 649gram, nhưng lúc mang thai sang tháng thứ 4 em bị ho rất nhiều, đi khám được bác sĩ cho đi chụp X quang xem có vấn đề gì về phổi không?sau đó em được kê đơn uống kháng sinh cefexime.liều 5 ngày nhưng em uống đến ngày thứ 2 là khỏi nên không uống nữa.vậy em uống kháng sinh đó có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ? em đọc báo thấy người ta nói chụp X quang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. bác sĩ cho em lời khuyên được không? em đang rất lo lắng vì không biết em bé có bị ảnh hưởng bởi lần chụp X quang đó không?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      20/11/2011 at 5:16 sáng

      Thật là mâu thuẫn, không biết có bị ho đến mức phải chụp X-quang kiểm tra phổi không, nhưng chỉ uống kháng sinh có 2 ngày đã khỏi ho thì quả là lạ. Nói gì thì cũng đã chụp rồi, không phải trong 3 tháng đầu thì không có gì lo ngại. Uống KS bỏ giữa chừng như bạn sẽ nguy cơ gây kháng thuốc.

      Trả lời
  3. Nguyên đã bình luận

    18/11/2011 at 9:00 sáng

    Thưa bác sĩ, tôi có thai cháu thứ 2 được 27 tuần. Bé đầu tiên thì cơ thể rất khoẻ (năm tôi 32 tuổi), bé thứ 2 (tôi 36 tuổi) cơ thể xuất hiện tình trạng đau cơ hông, nhất là khi nằm xuống, không ngồi dậy nổi. Có phải là do tuổi tác hay do ăn uống không đủ chất (Tôi có uống bổ sung Prenatal Vitamins va Ostocare)?. Xin cảm ơn Bác sĩ!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      29/12/2011 at 5:29 sáng

      Xin lỗi vì chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Do cả 2 nguyên nhân mà bạn nói (vì thế các chuyên gia Sản khoa khuyến cáo không nên sinh con khi qua tuổi 35). Để cải thiện tình hình, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng vào sáng tối. Nên XN máu định lượng Hemoglobin xem có thiếu sắt không để bổ sung phù hợp. Vào tuần tuổi này thai to chèn ép đẩy các tạng dạ dầy, ruột nên ăn ít lại khó tiêu vì vậy nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng và giảm ậm ạch khó chịu.

      Trả lời
  4. Thu Trang đã bình luận

    21/05/2011 at 1:37 sáng

    Chào bác sĩ! Em hiện đang mang thai được 27 tuần. Trong thời gian này ( chính xác là 4 tuần trở lại đây) em rất hay bị căng tức bụng. Sờ vào bụng rất cứng. Bị căng toàn bụng chứ không phải 1 chỗ. Cảm giác căng tức như bị chuột rút vậy. Nhưng không đau mà chỉ như có cảm giác chuột rút hoặc ăn quá no thôi ạ. Em rất lo và băn khoăn không biết đó là hiện tượng gì. Và có ảnh hưởng đến em bé không ạ. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc này cho em. Em xin cảm ơn bác sĩ!

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/05/2011 at 3:40 sáng

      Bạn có cơn co Braxton Hicks sinh lý. Tuy nhiên cơn co này không liên tục. Hiện tượng của bạn nên đi khám BS và dùng thuốc giảm co bóp để nuôi dưỡng thai tốt hơn. (khi tăng co bóp sẽ giảm lượng máu tới TC, nuôi dưỡng thai sẽ giảm). Nên nghỉ ngơi nhiều hơn

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn