Một thai kỳ đày đủ thường kéo dài 40 tuần. Sinh non chỉ tình trạng sinh nở trước tuần thứ 37.
Thông thường, nguyên nhân cụ thể của sinh non là không rõ ràng. Tuy nhiên, bằng cách chăm sóc bản thân tốt, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và điều này, làm giảm tỷ lệ sinh non.
Lý do sinh non gây lo lắng
Sinh non là bé chào đời quá sớm và có khả năng đối mặt với những rủi ro: nhẹ cân, khó thở, các cơ quan chưa hoàn thiện và nguy cơ nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Những bé sinh non cũng có tỷ lệ học kém cao, chậm phát triển và các vấn đề về hành vi.
Những trường hợp có nguy cơ sinh non
– Có tiền sử sinh non.
– Mang song thai / đa thai.
– Có vấn đề ở tử cung, cổ tử cung và nhau thai.
– Người mẹ hút thuốc, uống rượu hoặc dùng chất gây nghiện.
– Một số nhiễm trùng gồm nhiễm trùng nước ối và nhiễm trùng đường sinh dục của mẹ.
– Nhẹ cân hoặc thừa cân trước khi có thai hoặc tăng cân quá nhiều – quá ít trong thai kỳ.
– Stress nghiêm trọng, như cái chết của người thân hay bạo lực gia đình.
– Mang bệnh mãn tính như cao huyết áp hay tiểu đường.
Ngăn ngừa sinh non
Không có cách nào tránh sinh non hoàn toàn nhưng có nhiều việc để bạn nuôi dưỡng một thai kỳ khỏe mạnh:
– Khám thai thường xuyên: giúp bác sĩ theo dõi tốt sức khỏe của mẹ và bé. Hãy trao đổi với bác sĩ bất kỳ triệu chứng nào mà bạn quan tâm ngay cả khi chúng ngớ ngẩn hoặc không quan trọng.
– Ăn thức ăn lành mạnh: trong thời gian mang thai, bạn cần thêm canxi, axit folic, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung vitamin, ngay cả lúc trước khi mang thai (theo chỉ dẫn của bác sĩ) có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn.
– Kiểm soát các bệnh mãn tính: tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể gây sinh non. Hãy thống nhất với bác sĩ để hạn chế những rủi ro do bệnh tật.
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: nếu bạn phát triển các dấu hiệu của sinh non, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
-Tránh các chất nguy hiểm: nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay lập tức. Hút thuốc có thể kích thich sinh non. Rượu và các chất gây nghiện cũng vậy. Ngay cả những loại thuốc không theo toa cũng nguy hiểm như thế. Nên hỏi bác sĩ thật cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào.
– Hỏi bác sĩ về “chuyện ấy”: “yêu” không bị cấm cho những thai phụ khỏe mạnh nhưng nó cần được giới hạn nếu bị ra máu, có vấn đề ở nhau thai hay cổ tử cung.
– Kiểm soát căng thẳng: nên dành thời gian yên tĩnh để thư giãn mỗi ngày. Nên yêu cầu giúp đỡ khi bạn thấy quá stress.
– Chăm sóc răng: Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, đồng thời, nên ghé thăm nha sĩ của bạn thường xuyên. Một số nghiên cứu cho rằng, bệnh về răng có thể liên quan đến sinh non.
– Nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc nghi ngờ sinh non, bác sĩ có thể tiêm hormone progesterone cho bạn theo định kỳ để ngừa sinh non.
Dấu hiệu sinh non
Với nhiều thai phụ, triệu chứng sinh non rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, sinh non không có dấu hiệu cụ thể. Nên nghĩ đến sin non nếu:
– Các cơn co thắt xảy ra hơn tám lần mỗi giờ (cảm giác thắt chặt ở bụng, gợi nhớ cơn đau kinh nguyệt).
– Đau lưng âm ỉ.
– Cảm giác căng đau vùng xương chậu.
– Tiêu chảy.
– Ra máu lốm đốm hoặc chảy máu.
– Âm đạo chảy nước.
Nếu cơn ‘báo động’ là giả
Khi bạn đang phải đối đầu với những cơn co thắt, hãy uống một cốc nước quả. Nếu là chuyển dạ giả, nước quả giúp chặn cơn co thắt của bạn. Trường hợp khác, hãy nằm nghiêng về bên trái, để tăng lưu thông đến tử cung, đồng thời ngăn chặn cơn co thắt. Nếu bạn đang ở viện, bác sĩ sẽ dùng một màn hình để kiểm tra cho bạn. Nếu cổ tử cung vẫn đóng, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc để chặn các cơn co thắt.
Nếu cơn co thắt vẫn tiếp tục
Nhiều thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ gần ngày sinh dự kiến. Tuy nhiên, cũng có khi, thai phụ thấy dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thứ 23-34. Lúc đó, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tạm dừng chuyển dạ (thuốc tiêm hoặc uống). Hoặc tiêm steroid để tăng tốc độ trưởng thành cho phổi của bé. Sau 34 tuần, steroid có thể không cần thiết bởi vì phổi của bé đã đủ trưởng thành.
Đối mặt với sinh non
Cơn chuyển dạ khi sinh non cũng giống như bình thường. Bạn nên thư giãn và tập các kỹ thuật hít – thở để kiểm soát cơn đau, có thể tìm các biện pháp giảm đau từ bác sĩ.
Khả năng phục hồi và mang thai lại
Sinh non không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bạn so với sinh bình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh, người mẹ có thể căng thẳng về sức khỏe của bé. Bé sinh non đòi hỏi được chăm sóc y tế chuyên sâu sau khi chào đời, có khi phải ở lại bệnh viện lâu. Đây là khoảng thời gian bận rộn và căng thẳng.
Khi có tiền sử sinh non, bạn có nguy cơ sinh non tiếp. Nên trao đổi với bác sĩ khi bạn muốn mang thai lần tới.
me yeu con đã bình luận
em mang thai tuan thu 32. em bi go cung bung tu tuan 28, nhung chi go khi em nam xuong va nam nghieng ben trai, e nam ngua thi hok bi go! e di kham bac si moi 1 tuan nay thu bac si bao khog sao va noi la phai nam ben trai tiep tuc.nhung hai ngay nay em bi dau lung ben trai nhieu. dau den khong chiu duoc. va khi e nam nghi thi cung nam nghieng ben trai. bung e lai bi go cung len . lien tuc , neu em nam ngua thi khong bi gi het. xin bac si cho em biet trieu chung cua em la bi sao vay ah???! e dang bi nhau bam thap. 30,6mm. em be nang 1,6kg, bi 1 trang hoa quan co, e may hom nay ngu nam nghieng ben trai hok noi nua. luc nao cung méo và cứng bụng hết. hjc hjc
gianglinh đã bình luận
em mang thai 36 tuần dao nay e hay bị gò cứng bụng bung rất khó chịu,đồng thoi cam thấy buốt ở trên xương mu,vay co phải là dau hiệu đẻ non ko?
Nguyễn Thị Hường đã bình luận
Em mang thai đươc 35 tuần , nhưng hôm nay em có hiện tượng đi tiêu , đau lưng giống như đến ngày kinh nguyệt hàng tháng, bụng gò nhiều, và đau bụng từng cơn, mỡi cơn đau thì có cảm giác bị đau thúc xuống dưới. Cho em hỏi như vậy có phải là dấu hiệu của sinh non không , vì em đã sinh mổ 1 lần rồi. Em cám ơn
vân anh đã bình luận
bác sĩ cho e hỏi e mang thai con so tuần thứ 36,e thấy có ra máu,lên iện khám thì bác sĩ nói không sao,cứ về nhà nghỉ ngơi,đến tối e lại thấy ra chút máu,vậy e có bị sao k ạ?bác sĩ nói đó có thể do chuyển dạ giả nhưng ra máu vậy có ảnh hưởng tới thai nhi k ạ?e chưa có kinh nghiệm,xin bác sĩ tư vấn giúp ạ
Nguyễn Hồng Phượng đã bình luận
Em mang thai tuần thứ 32, con so . Hiện em có hiện tượng bị đau ở phía dưới háng nhưng là ở bên trong lúc bước đi thì bị đau, thỉnh thoảng có hiện tượng bị đau bụng dưới. BS cho em hỏi đấy có phải là triệu chứng sinh non ko ạ. Mong BS tư vấn giúp em với, em xin cảm ơn Bs
Thuy Duong đã bình luận
Chào BS và chương trình MYC.
E hiện tại đang mang thai ở tuần thứ 27, có 1 thắc mắc mong bác sỹ giải đáp giúp. Khi ở tuần thai thứ 7, e bị ra máu, dọa sảy và phải nằm viện điều trị 2 tuần. Sau thời gian đó, e vẫn đi khám thai thường xuyên và thai vẫn phát triển bình thường. Nhưng e thắc mắc không biết lần dọa sảy đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi sau này không? Liệu có liên quan đến khả năng sẽ bị sinh non không? Mong bác sỹ trả lời giúp e. E cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Dọa sảy và đã điều trị ổn đến hiện tại là tốt rồi. Tất nhiên nếu sức khỏe bạn kém thì nguy cơ đẻ non vẫn có thể xảy ra.
Tú Anh đã bình luận
Bác sỹ cho em hỏi, em sanh non ở tuần 32 chưa rõ nguyên nhân và bé mất sau 8 ngày, sanh thường, sau bao lâu thì em có thể chích rubella cho lần có thai trước. Lần sanh sau có gặp lại sanh non không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sau 3 tháng trở đi có thể có thai. Nên XN xem có phải bạn đã nhiễm Rubella không.
ngọc kim đã bình luận
xin cho em hỏi là đã sinh non cháu thứ nhất khi thai 8 tháng.cháu vẫn khoẻ. Nay em mang thai tuần 26 thì bị co thắt tử cung thường xuyên. Nhất là khi em làm việc. Khi em nằm nghỉ thì ít hơn. nhịp độ giữa các cơn co không đều nhau.em có đi khám và cho thuốc No Spa về uống đã gần tuần nay, thấy có giảm nhưng vẫn không hết. Em phải làm sao bây giờ.
Danh Thị Huyền Trân đã bình luận
Xin chào bác sĩ,
Em đang mang thai tới tuần thứ 36, gần đây có dấu hiệu chuyển dạ như: em bé gò lên nhiều, đau bụng dưới,…Nếu sinh phải sinh em bé trong thời gian này thì có phải là sinh non không, và có ảnh hưởng gì tới tương lai sức khỏe em bé sau này không?
Đi khám bác sĩ cho toa thuốc phải dùng là: Salbutamol và Spasmaverin để chống gò, như vậy có cần thiết không?
Đây là con so nên em chưa có kinh nghiệm gì cả, nhờ bác sĩ xem xét và cho em lời khuyên với.
Xin cám ơn bác sĩ nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn yên tâm điều trị theo đơn BS cho. Nằm nghỉ để máu tới tử cung nhiều, giảm kích thích cơn co. Có thể bạn nhạy cảm, lại chú ý quá nhiều nên cảm giác đau rõ rệt hơn. Thai nhi vào 2 tháng cuối cũng tăng vận động. Đối với người Con so, từ tuần 34-35 tử cung có những cơn co bóp để hình thành đoạn dưới tử cung, chuẩn bị cho cuộc đẻ gọi là cơn co Braxton Hicks (không đau, không đều đặn như chuyển dạ thực sự). Chúc bạn bình an.
Danh Thị Huyền Trân đã bình luận
Xin cám ơn sự trả lời của BS Thanh Hương.
Hôm nay em (được 35 tuần 6 ngày) đã nhập viện để dưỡng vì đi khám BS nói TC đã mở ra 1cm, nhưng thai còn nhỏ quá.
BS có truyền thuốc Salbutamol để chống gò, nhưng nghe một số thông tin dùng thuốc này nhiều quá sẽ dẫn tới việc sanh nở sau này.
Nên em dự tính nếu phải dùng thuốc để dưỡng em chỉ dùng cho tới 37 tuần thôi rồi sau đó sẽ chờ để sanh tự nhiên.
BS thấy như thế có được không? Em bé sanh ở tuần 37 liệu có phát triển được bình thường không?
Xin BS cho em lời khuyên.
Chân thành cám ơn BS nhiều lắm.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Thuốc sẽ do BS chỉ định liều lượng, bạn có nhiệm vụ thực hiện chế độ dinh dưỡng và chống táo bón. Để được đến 38 tuần là tốt nhất, mốc thời gian và cân nặng của bé đảm bảo nuôi bé dễ hơn. Bé sinh non càng cần sữa non bú trong giờ đầu tiên ra đời. Chúc bạn may mắn và bình an.
Mai Thi Hong đã bình luận
Tôi vừa bị CNTC vào tháng 2-2010 và cắt 1 bên vòi trứng phải. Tháng 6 tôi có thai lại và tới cuối tháng 1 tôi bị thai lưu. Tôi muốn hỏi sau bao lâu tôi có thể có thai lại?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên bồi dưỡng sức khoẻ 6 tháng nữa. Chúc bạn sớm bình phục và may mắn trong năm Tân Mão.
Cai Thi Thu Ha đã bình luận
Em chuẩn bị bước sang tuần 35. Em hơi khó ngủ , chân bị sưng nhìu chắc do em ăn hơi mặn. Cho em hỏi có cách nào làm giảm sưng và giúp em dễ ngủ hơn ko ạ ? Nếu sinh sớm hơn ngày dự sinh có gọi là sinh non ko ạ ? Em tưởng mang thai 9th là khoảng 36 –> 37 tuần là sinh rồi nhưng sao lại đến tận 40 tuần vậy? Sinh sớm có ảnh hưởng gì đến trẻ ko?
Cảm ơn meyeucon.org
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn giảm lượng muối còn 1/2 so với trước nhé. Thai đủ tháng là 37-39 tuần, quá lên 40 tuần phải theo dõi sát sao vì già tháng sẽ suy thai và chết lưu. Sinh sớm là trước 35 tuần, bé sẽ non, vất vả khi nuôi.
Thu Hà đã bình luận
Em cũng mang thai đôi và cũng bị sinh non tuần 27. Sau khi xảy ra việc được 2.5 tháng em đi khám lại thì đều ổn, tử cung bình thường không bị hở eo. Tuy nhiên trong thời gian mang thai đôi em đi lại nhiều, đi làm thì đứng ( do em là giáo viên), rồi em vẫn quan hệ vợ chồng đều. Xin bác sỹ cho em hỏi có phải những điều trên cũng là một trong những yếu tố gây ra sinh non không ạh? và lần có thai tới do có tiền sử sinh non thì em nên nghỉ ngơi từ tuần thứ mấy để theo dõi là phù hợp? Em xin cảm ơn bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sinh non do nhiều nguyên nhân, những điều bạn nói trên có thể đóng góp thêm khi mà cơ thể bạn đã có vấn đề nhưng bạn không phát hiện ra sớm. Bạn nên có thai lại khi sức khoẻ hồi phục tốt, ít nhất sau lần trước 6 tháng. Nếu 1 thai thì chắc không đáng lo ngại lắm, nếu song thai thì nên nghỉ 3 tháng cuối, từ tuần thứ 25. Trong 3 tháng đầu cũng phải theo dõi sát sao, nếu do nguyên nhân hở eo, thường điều trị khâu cổ tử cung vào giai đoạn nảy.
Hai minh đã bình luận
Em mang thai đôi và bị sinh non vào tuần 26. Do khi bị ra chút máu em vẫn chủ quan đi làm và đi lại bình thường. Khi xuất hiện cơn gò tử cung đến viện thì đã muộn rồi. Giờ em đã được 3 tháng rồi. Xin cho em hỏi khoảng mấy tháng em có thể có thai lại được
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Ngay hiện tại bạn có thể có thai trở lại. Tuy nhiên để thể lực và tinh thần của bạn tốt hơn thì nên 6 tháng trở ra
Đỗ Thị Huyền đã bình luận
Mang thai 32 tuần tuổi, có hiện tượng co thắt bụng dưới?
Em 24 tuổi, mang thai lần đầu, em bé được 32 tuần tuổi. Hàng ngày bé vẫn đạp bình thường, nhưng dạo này thỉnh thoảng e thấy xuất hiện cơn đau bụng dưới, nó kéo dài khoảng 15 đến 20 giây, và hiện tượng đó xảy ra vào buổi sáng.Như thế có bình thường không a?
Em khám thai lần gần đây nhất là khi thai được 22 tuần tuổi, giờ em muốn đi khám xin chương trình tư vấn cho em cần khám những gì với độ tuổi thai tương ứng như trên.
Xin cảm ơn chương trình nhiêu!
Meyeucon.org đã bình luận
Việc đau bụng dưới khi mang thai cũng là điều bình thường bởi em bé đang chuẩn bị muốn “ra” sẽ tác động tới bạn. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, nhất là nếu đau dữ dội thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra nên thông báo với bác sĩ các triệu chứng để yên tâm hơn. Mang thai tuần 32 thông thường bạn chỉ còn khám siêu âm để kiểm tra sức khỏe của bé, các xét nghiệm quan trọng khác đều đã thực hiện trong giai đoạn trước rồi. Nếu bạn có sổ y bạ thì các bác sĩ sẽ biết bạn cần phải làm những gì.
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông.