Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vitamin D và chứng tiền sản giật

Theo tạp chí Sản khoa và Phụ khoa (Mỹ), một nghiên cứu mới đây cho thấy, những phụ nữ mang thai bị sản giật do liên quan đến huyết áp cao thường có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn ở những thai phụ khỏe mạnh khác, từ đó dẫn đến khả năng là vitamin D có một vai trò trong biến chứng này.

Tình trạng này gọi là biến chứng sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng có các triệu trứng như huyết áp tăng đột ngột và sự tích tụ protein trong nước tiểu do suy thận. Đây là một dạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở tuần thứ 34 của thai kỳ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện thấy lượng vitamin D ở 50 thai phụ có triệu chứng tiền sản giật thường thấp hơn so với 100 thai phụ khoẻ mạnh khác (trung bình 18 nanogam (ng)/mililit (ml) so với 32ng/ml).

Nghiên cứu này tuy chưa chứng minh được lượng vitamin D thấp gây ra chứng tiền sản giật, nhưng một loạt các nghiên cứu gần đây đã phát hiện mối liên quan giữa lượng vitamin D trong máu hay lượng vitamin D hấp thụ với các rủi ro của một loạt vấn đề về sức khoẻ. Chẳng hạn, lượng vitamin D thấp liên quan đến tiểu đường typ 1, hen suyễn nghiêm trọng ở trẻ em và bệnh tim mạch, một số loại ung thư nhất định và bệnh trầm cảm ở người lớn.

Theo tiến sĩ Christopher J.Robinson, thuộc Trường Đại học Y ở Charleston bang Nam Carolina, nếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật thì có thể giúp giải thích tại sao phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn các nhóm chủng tộc khác, ngay cả khi tính đến các yếu tố thu nhập cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

Vitamin D tự nhiên được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng, mà quá trình này lại kém hiệu quả hơn ở những người có làn da sẫm màu hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy nhóm người Mỹ gốc Phi có lượng vitamin D trong máu thấp. Ví dụ, khi nghiên cứu về nhóm thanh thiếu niên Mỹ, trong số 14% không có đủ lượng vitamin D (ít hơn 20ng/ml), có đến một nửa là người da đen.

Khi so sánh 50 thai phụ bị tiền sản giật với nhóm 100 thai phụ khoẻ mạnh khác nói trên, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận, 54% trong nhóm tiền sản giật bị thiếu hụt vitamin D (ít hơn 20ng/ml) so với 27% ở nhóm khoẻ mạnh. Chỉ có 24% ở nhóm tiền sản giật có lượng vitamin D lớn hơn 32ng/ml, trong khi ở nhóm kia là 47%.

Ông Robinson cho rằng, vitamin D có ảnh hưởng đến nguy cơ tiền sản giật. Nó đóng vai trò như một hormone ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh và cơ chế của protein trong nhau thai, mà những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của nhau thai được cho là căn nguyên của chứng sản giật.

Hiện nay, bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng nên dùng từ 200-400 đơn vị (IU) vitamin D mỗi ngày, còn trước khi sinh là 400 IU. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh khuyến cáo này. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị phụ nữ mang thai, và cả những người khác nữa, nên dùng nhiều hơn.

Theo hướng dẫn hiện nay của Mỹ, những người dưới 50 tuổi dùng 200 IU vitamin D mỗi ngày, còn những người già hơn có thể dùng 400-600 IU. Nhưng nếu dùng quá liều (trên 2.000 IU), dễ có nguy cơ bị ngộ độc vitamin D, với các triệu chứng như buồn nôn, giảm cân…Tuy vậy, ông Robinson vẫn đề nghị thai phụ trước khi sinh hãy dùng 400 IU hàng ngày.

Meyeucon.org - 10/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tiền sản giật khi mang thai , Uống vitamin khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Mẹ bầu ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật
  • Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
  • Axít Folic và sức khỏe bà bầu
  • Dấu hiệu thai phụ bị thừa vitamin
  • Tiền sản giật và sản giật

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn