Chăm sóc bé sơ sinh là điều rất vất vả đối với mẹ bởi sức khỏe đã giảm sút đáng kể. Vậy làm thế nào để chăm sóc bé tốt nhất và không bị stress sau sinh để cả hai mẹ con cùng vui, khỏe?
Bé ngủ, mẹ cũng ngủ
Đây là lời khuyên được đặt lên đầu tiên vì đó là một điều vô cùng quan trọng. Tất cả mọi người đều khuyên rằng, bạn nên ngủ khi bé ngủ. Trách nhiệm khiến bạn nghĩ rằng, bạn không cần ngủ nhưng mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc chứng khó ngủ và thật khó ngủ khi bạn cần ngủ. Nếu bạn ngủ trong khi bé yêu ngủ thì bạn có thể có sức để tiếp tục cho những tháng tiếp theo và tới khi bạn cần dùng chúng. Bé yêu bắt đầu ăn dặm vào 6 tháng tuổi và trong thời gian đó, bạn có thể được ngủ rất ít.
Quá trình lâm bồn và sinh con cũng khiến bạn rất mệt mỏi rồi. Giấc ngủ giúp bạn hồi phục lại sức khỏe và chăm sóc bé được tốt hơn.
Giao tiếp với bé bằng da và mắt
Phát triển mối dây liên hệ giữa bé yêu và bạn, cùng với chồng bạn và các thành viên trong gia đình là một điều nên làm. Mối dây liên kết của bạn với bé khiến bạn có thể cảm nhận được những điều diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của bé yêu như thế nào.
Có hai cách để duy trì mối dây liên hệ mạnh mẽ với bé là:
- Có sự tiếp xúc da – da càng nhiều càng tốt.
- Tạo sự liên kết bằng mắt.
Lần đầu tiên bạn bế bé trên tay sau khi sinh rồi cho bé bú, cố gắng đặt mình bé lên bụng bạn để bé cảm nhận được làn da quen thuộc và ấm áp. Điều này khiến cho xúc giác của bé phát triển. Vào sáng sớm hoặc tới giờ đi ngủ, bạn hãy để trần nửa trên của người và bé cũng vậy. Sau đó, quấn một chiếc chăn xung quanh bạn và bé nếu trời hơi lạnh. Khoảng thời gian tắm cũng là khoảng thời gian mà bạn và bé có có sự đụng chạm da – da nhiều nhất.
Bé yêu rất thích nhìn vào mắt bạn và bé cũng thích bạn nhìn lại mình. Khi bạn cho bé ăn bằng việc cho bú hoặc cho bú bình thì đây chính là khoảng thời gian mà bạn có thể cùng bé tạo nên sự giao tiếp bằng mắt.
Dỗ bé khéo nhất
Nếu đã từng trải qua thời gian chăm sóc bé sơ sinh thì hẳn bạn sẽ ước rằng, nếu trước đó được ai đó chỉ dạy về việc dỗ dành bé khi bé khóc thì hay biết mấy.
Cách mà nhiều trẻ con thích là bạn đi đi lại dại và dỗ dành bé bằng những điệu nhảy và âm thanh. Bé rất thích được nghe âm thanh quen thuộc đặc biệt là âm thanh khi được nghe ở trong bụng mẹ lúc trước. Lúc bé khóc, bạn hãy đặt bé dựa vào vai và có thể đung đưa theo điệu nhạc. Bạn có thể đặt miệng của mình gần tai bé và huýt sáo hay phát ra những âm thanh dịu dàng như “shhhh”. Nhưng chú ý đừng thổi vào tai bé vì bạn có thể làm tai bé bị thương.
Bé cùng thích được ủ ấm như lúc còn trong bụng mẹ. Cảm giác được an toàn và được bảo vệ khiến bé đỡ khóc hơn. Vì thế, bạn nên mua một chiếc chăn mỏng, quấn quanh bé.
Không để bé bị kích thích quá mức
Một điều quan trọng thường xuyên phải làm là bạn nên chú ý những hoạt động kích thích bé quá mức. Dĩ nhiên, cho bé chơi đùa rất quan trọng với sự phát triển của bé nhưng phải vừa đủ đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Khi bị quá mệt bé sẽ khóc, gào thét và sẽ gây ra nhiều khó chịu.
Bạn hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ. Thời gian cho bé chơi có thể chỉ khoảng 30 phút là đủ. Nếu bé trở nên quá mệt hoặc quá bị kích thích thì bạn hãy đi đến và ngồi ở nơi nào đó yên tĩnh và hơi tối một chút để bé dịu lại.
Lên kế hoạch sinh hoạt vừa khít
Kế hoạch cho thời gian ăn, thời gian tắm, thời gian đi ngắm cảnh, thời gian ngủ… sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn mà không bị quá tải. Điều quan trọng, cần chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng trước khi bạn bắt đầu trách nhiệm của mình. Ví dụ, trước khi bạn tắm cho bé, bạn cần chắc chắn đã có mọi thứ bạn cần cho việc tắm cho bé như khăn lau, quần áo sạch, tã lót…
tuyet mai đã bình luận
mình tên mai,chồng tên nguyễn cảnh toàn,con đầu tên nguyễn cảnh dũng.muốn đặt tên cho con trai thứ hai