Một thai phụ lo lắng: ‘Lần siêu âm mới đây nhất (tôi đang mang thai ở tuần 18) cho thấy tôi bị nhau thai bám thấp. Đây là lần mang thai thứ hai của tôi, lần trước tôi không thấy có hiện tượng này. Nguyên nhân nào gây nhau thai bám thấp? Tôi phải kiêng cữ hay đề phòng điều gì không?’.
Hãy cùng tham khảo câu trả lời từ Babycentre:
Trước tiên, bạn không nên quá lo nếu có hiện tượng nhau thai bám thấp vào đầu thai kỳ vì nó hiếm khi là dấu hiệu nguy hiểm trừ khi ở cuối quý III. Thời gian đầu, hợp tử (trứng đã thụ tinh) cấy trong tử cung và hình thành nên nhau thai. Sự cấy này ở thấp trong tử cung có thể khiến nhau thai bao phủ cổ tử cung và gọi là nhau thai bám thấp.
Phần lớn trường hợp nhau thai tự kéo lên cao trong thai kỳ, hướng về phía đầu của tử cung và tránh xa dần cổ tử cung.
Nhau thai bám thấp có 4 cấp độ đáng lưu ý:
- Nhau thai nằm thấp: Nhau thai bám chặt vào phía dưới tử cung, gần cổ tử cung nhưng mép của nhau thai chưa chạm tới cổ tử cung.
- Nhau thai bám mép cổ tử cung: Mép của nhau thai bám ở rìa cổ tử cung.
- Nhau thai bám một phần cổ tử cung: Một phần cổ tử cung bị bao phủ bởi nhau thai.
- Nhau thai bám toàn bộ cổ tử cung: Cổ tử cung bị bao phủ hoàn toàn bởi nhau thai.
Thai phụ bị nhau thai bám thấp sẽ được bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn
không khiến xương chậu mệt mỏi (kiêng quan hệ vợ chồng). (Ảnh minh họa)
Thai phụ bị nhau thai bám thấp cần được theo dõi bằng siêu âm theo định kỳ. Một lần nữa nhấn mạnh rằng, nhau thai thường tự kéo lên xa khỏi cổ tử cung khi đến quý III. Tuy nhiên, bất kỳ sự ra máu nào trong thai kỳ cần được đi khám ngay vì có thể đó là ra máu do nhau thai bám thấp.
Thai phụ bị nhau thai bám thấp sẽ được bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không khiến xương chậu mệt mỏi (kiêng quan hệ vợ chồng). Nếu nhau thai bao phủ toàn bộ tử cung hoặc bị ra máu nặng, mổ đẻ là giải pháp cần thiết.
vu thuy phuong truc đã bình luận
moi day toi di sieu am duoc 19.5 tuan tuoi ket qua la nhau nhom 3 truong hop nay co nguy hiem k?can kien cu gi co nguy hiem k??day la lan thu 2 toi mang thai.