Ba tháng giữa – từ tuần thai 13 đến tuần 27 – có tên gọi mỹ miều là “trăng mật của thai kỳ” vì lúc này các triệu chứng nghén hầu như biến mất, xúc cảm ổn định và cảm hứng tình dục đã quay lại. Đây còn là lúc bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của con yêu. Vậy còn những thay đổi nào đang đợi bạn? Hãy xem nhé!
Những cơn buồn nôn biến mất
Ở quý thứ hai của thai kỳ, đa số phụ nữ nhận thấy các triệu chứng ốm nghén giảm dần hoặc mất hẳn. Nếu bạn vẫn cảm thấy nôn nao, hãy đề nghị bác sĩ tăng liều vitamin B6 – được chứng minh là có tác dụng làm dịu bao tử. Trong thời gian này, bạn bắt đầu trải qua các triệu chứng khó chịu khác ở vùng bụng như đau bụng, đây là kết quả của việc tử cung của bạn đang lớn dần và làm căng các dây chằng xung quanh.
Dấu hiệu của sự sống
Trong hầu hết 3 tháng đầu thai kỳ, em bé phát triển thầm lặng bên trong cơ thể bạn. Vào khoảng tuần thai thứ 12, bác sỹ đã có thể nhận biết được nhịp tim của bé. Nhưng lúc này đây, bạn sẽ cảm nhận được những dấu hiệu lý tính cho thấy bé đang lớn như thổi:
– Khoảng giữa tuần 16 đến tuần 20, bạn bắt đầu cảm thấy bé đang chuyển động bên trong mình, còn gọi là “thai máy”.
– Đến cuối kỳ “tam cá nguyệt” này, bạn có thể cảm thấy có những tiếng “lụp bụp” lặp đi lặp lại trong bụng mình – không sao đâu, chỉ là bé có vài cú nấc vô hại mà thôi.
Khó thở
Cả những hoạt động bình thường nhất như đi bộ đến phòng tắm cũng có thể khiến bạn hụt hơi. Điều này hoàn toàn bình thường. Khi tử cung nở lớn, nó bắt đầu chèn lên phổi, khiến cho không khí lưu chuyển bên trong phổi khó khăn hơn chút ít. Cố gắng hít thở sâu, và nếu bạn thấy khó thở nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ.
Thay đổi ngoại hình
Ở tuần thai thứ 16, bạn đã trông ra dáng một bà bầu với vòng eo phình ra và hông lớn. Ở tuần thai thứ 27, bạn tăng từ 8-11 kg, nhưng em bé chỉ nặng khoảng 1 kg mà thôi. Bạn hẳn cũng sẽ bắt đầu thấy hiện tượng rạn da thai kỳ, hầu hết sẽ mờ dần và gần như bạc mất hoặc thành vệt trắng sau khi bạn sinh con.
Thay đổi cảm xúc
Mặc dù các nội tiết tố vẫn ở mức quá cao, nhưng cơ thể bạn đã có đến ba tháng để điều chỉnh chúng, do vậy bạn cũng không đến mức quá dễ xúc động và tủi thân nữa. Thay vào đó, với sự thay đổi ngoại hình, bạn có thể sẽ lo lắng về ảnh hưởng của thời kỳ mang thai này lên vóc dáng của bạn về lâu dài. Để dẹp bỏ những nỗi buồn về cơ thể, bạn hãy:
- Mua một bộ quần áo đẹp (lúc này bạn đã có thể diện đầm bầu rất đẹp rồi!)
- Làm đẹp cho mình một chút nào, chẳng hạn như chăm sóc móng tay để móng khỏe và đẹp.
- Tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi làm mẹ.
Những giấc mơ xấu
Khi em bé trở nên hiện hữu hơn, những giấc mơ của bạn trở nên kỳ quặc hơn. Bạn có thể bị ám ảnh với việc sinh ra một đứa trẻ khác thường. Đừng hoảng sợ nếu bạn choàng tỉnh và toát mồ hôi hột – đó chỉ là cảm xúc bình thường, đừng quá lo lắng, bởi bạn không biết em bé sinh ra sẽ thế nào nên mới hoang mang thế thôi. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện với bạn bè về em bé và nghĩ đến tương lai tuyệt vời khi bạn được làm mẹ, đó sẽ là một chuyến hành trình diệu kỳ.
Ham muốn tình dục
Trong tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5, bạn có thể đột ngột thấy ham muốn hơn. Trong ba tháng giữa thai kỳ, cơ thể bạn sản xuất ra quá nhiều estrogen. Trong một ngày, tử cung của thai phụ sản sinh ra một lượng nội tiết tố tính dục nữ bằng với lượng sản sinh trong ba năm của một phụ nữ không mang thai. Và, từ lúc những cơn buồn nôn và mệt mỏi của “tam cá nguyệt” thứ nhất biến đi, bạn sẽ cảm thấy như được khơi thông – một vài phụ nữ có thể trải qua những cơn cực khoái dồn dập ngay từ lần đầu tiên.
Vận động thể chất
Nếu như cảm giác buồn nôn và mệt mỏi khiến bạn phải từ bỏ thói quen tập thể dục trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là lúc để bạn bắt đầu lại. Hãy cố lên nào!
- Bài tập đáy chậu kegel sẽ giúp bạn trong quá trình rặn đẻ khi lâm bồn và giảm thiểu nguy cơ són tiểu sau đó. Tập co xiết các cơ đáy chậu như khi bạn cố nhịn tiểu giữa chừng, giữ rồi thả và lặp lại.
- Yoga thai kỳ. Đây là chương trình Yoga được thiết kế dành riêng cho các thai phụ, và tại lớp Yoga này, bạn còn có thể gặp những bà mẹ mang thai khác như mình.
- Bơi lội. Bơi lội và thể dục dưới nước ít tác động, và cảm giác không trọng lực sẽ giúp cho đôi chân mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi.
- Đi bộ. Chỉ cần đi bộ loanh quanh khu phố nhà mình cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và đem lại sinh khí cho bạn.
Lưu ý khi tập thể dục:
- Tránh nâng vác vật nặng, hoặc bất kỳ bài tập nào đòi hỏi bạn phải thở mạnh – điều này có thể làm tăng huyết áp của bạn đến mức nguy hiểm.
- Sau tháng thứ tư và năm, hãy bỏ qua các bài tập đòi hỏi nằm ngửa. Tư thế này có thể gây chèn ép tĩnh mạch chủ, là mạch máu chính cung cấp máu cho em bé.
- Ăn nhẹ khoảng một giờ trước khi tập thể dục, lượng calo hấp thụ sẽ giải phóng thành năng lượng cho buổi tập của bạn.
- Uống nước ít một trong suốt buổi tập. Việc giữ nước trong khi đang mang thai là hết sức quan trọng.
- Hết sức cẩn trọng với các bài tập đòi hỏi giữ thăng bằng. Cơ thể bạn lúc này đang thay đổi nhanh chóng, và trong khi chạy hoặc thực hiện các bước aerobic bạn có thể cảm thấy mất thăng bằng nghiêm trọng.
Kết luận
Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian tuyệt vời nhất của cả thai kỳ, vậy hãy tận hưởng nó bạn nhé! Hãy tập thể dục, đi mua sắm cho con yêu, chăm sóc bản thân một chút và hài lòng với những thay đổi lẫn niềm phấn khích mà bạn cảm nhận được trong cơ thể mình mỗi ngày.
NGUYEN THU đã bình luận
bs oi em nam nay 28 tuoi mang bau lan dau ,thai cua e dc 25 tuan nhung em chua tiem phong gi het ,tiem muon ko biet co anh huong gi toi em be ko ah ,
HuyênDT đã bình luận
Dạ thưa bác sĩ ! Em 24 tuổi và đang có thai ở tuần 15, em có đi siêu âm 4D, Bác sĩ kết luận là em besphast triển bình thường, nặng 800g, các chỉ số khác cũng bình thường nhưng có hiện tượng xuất huyết trong nhau, dặn kiêng vận động mạnh khi đau bụng quá thì phải uống thuốc giảm đau. Hiện tại thì em không đau tức bụng, cũng không có hiện tượng ra máu ngoài âm đạo. Như vậy thì có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ????
THUÝ BĐ đã bình luận
em năm nay 28tuổi, có thai được 23 tuần rồi mà lên được co 1kg, do em bi ngén thang thứ 3 va 4, giờ thi hết roi ma van không tăng cân em lo quá, kham thai thi em be nang 530g phat trien binh thường, cho em hoi thời gian này me không tăng cân có vấn đề gi không, làm sao để mẹ và bé cùng tăng cân.
Phạm Thị Thủy đã bình luận
Chào bác sỹ. em năm nay 23t đang mang thai tháng thứ 2 em chẳng may bị giãn dây chằng.em đau quá nên nha em đưa em đi tiêm thuốc chống đau lưng.cho em hỏi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không a? rất mong có câu trả lời của bác sỹ.cám ơn bs.
Huong đã bình luận
Em dang mang thai tuan28.khoang bao nhieu tuan thai thi em nen ngung uong caxi hoac uong cach nhat de tranh bi voi hoa bạn nhau?
vy oanh đã bình luận
xin hỏi bác sỹ, em đang mang thai được 24 tuần,mà tuần sau mới tiêm phòng thì có bị muộn quá không ạ, và em phaỉ tiêm mấy mũi. Khí hư của em ra nhiều và có mùi hôi rất khó chịu, liệu có ảnh hưởng tới em bé không ạ. Xin b.s giúp em với.
le tuyen đã bình luận
chào BS.
em đang mang thai gần 16 tuần, tăng 2kg. tuần 13 em đi siêu âm thấy thai phát triển bình thường. nhưng sau đó em thường thấy bị cứng bụng dưới thường vào buổi sáng và khi nắm nghỉ trưa.lúc đó bụng dưới thường cứng rất lâu, lúc ở giữa bụng, hoặc bên trái còn khi ngồi thì bình thường.m cũng không thấy đau bụng. em định đi khám nhưng đang chờ tới tuần 17 thì đi khám tổng quát luôn. BS ơi hiện tượng đó là thế nào ạ?có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?Giú em với nhé. Mong hồi âm của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Theo chuyên môn gọi là cón co Braxton-Hicks, không có gì phải lo lắng quá, nếu đau thì mới phải đi khám. Bạn nên uống Obimin.
Nguyễn Thị Ngà đã bình luận
Xin chào các bác sĩ của chương trình.
Bác sĩ cho em hỏi, em đang mang thai được 23 tuần, trong quá trình mang thai em hay bị ho, sổ mũi, nhưng k kèm theo sốt. Em không sử dụng thuốc và chỉ uống nước chanh muối, lá tía tô. như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không a? em xin chân thành cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn không nên để bị cảm lạnh thường xuyên. Nên tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng-họng thường xuyên sau mỗi khi tiếp xúc đông người (hội họp, đi chợ, đi siêu thị… ) để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Nên ăn uống nhiều trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi, xoài, cherry… để tăng sức đề kháng. Tránh để bị lạnh cổ và chân.
tuyến HN đã bình luận
chào Bác sĩ ! Bác sĩ giúp em chuyện này nhé. em bị tiền sử viêm đại tràng co thắt, đã chữa nhiều thuốc cả Tây và Đông y, đã đỡ hẳn từ năm 2008 đến nay do em ăn kiêng nhiều thức ăn. hiện em đang mang thai tuần 14,để đảm bảo dinh dưỡng em đã không ăn kiêng thì bệnh viêm đại tràng co thắt của em lại tái phát. Xin Bác sĩ cho em biết em phải làm gì? liệu bệnh viêm đại tràng có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng của bạn và thai nhi. Bạn nên lựa chọn chế độ ăn thích hợp, vẫn có thể kiêng 1 vài thực phẩm có tác động mạnh tái phát bệnh, nên ăn nhiều chất xơ, không nên ăn các thực phẩm để lưu cữu trong tủ lạnh
Thu Hoà đã bình luận
Xin hỏi bác sỹ là siêu âm 4D kỳ giữa nên tiến hành vào thời gian nào là tốt nhất. Em đăng ký lịch siêu âm 4d nhưng chỉ được vào lúc 22w3d, như thế có quá muộn không ạ? Cảm ơn bác sỹ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tùy theo mục đích bạn SÂ, nếu để theo dõi kiểm tra phát hiện bất thường thì nên 16-18 tuần, trước 22 tuần.
tran anh nguyet đã bình luận
Chào bác sĩ. Em đang có thai tuần 17 chỉ tăng 1kg do nghén vẫn chưa hết, thai phát triển bình thường, cân nặng đúng theo tuần, từ tuần 13 đến nay em hay bị cứng bụng dưới (khoảng 20-30 giây/lần), thường là khi nằm ngửa. Em đi khám bác sĩ bảo do tăng co bóp tử cung, kê thuốc papaverin 40mg, ngày 4viên/2lần, uống trong 5 ngày/đợt, vì không giảm nên em đang uống đợt 2. Nhưng em đọc trên mạng thấy thuốc này không nên dùng. Vậy em có nên ngừng uống thuốc này, nếu ngừng thì chuyển uống loại nào để có tác dụng tương đương không?nên kiêng cữ những gì? em cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên uống thuốc theo đơn BS, sử dụng thuốc tùy theo mức độ cần thiết thì BS là người có kinh nghiệm hơn cả bạn nhé.
Xuan Thao đã bình luận
Cháo bác sĩ,em có thai được 20 tuần rối nhưng không tăng cân, khi siêu âm thì thai vẫn bình thường, đúng tuổi thai.Vậy sự tăng cân của mẹ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai không? Cám on bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Hoàn toàn ảnh hưởng tới sự phát triển sức khỏe của mẹ và của thai nhi chứ.
trần thị hạnh đã bình luận
chào bác sỹ ah. e năm nay 24 tuổi. e đang mang bầu tháng thứ năm.e rất hay bị ch ảy máu răng và bị sưng lợi. máu chảy rất nhiều.e cũng hay có cảm giác đau đầu và cảm giác buồn nôn khi ăn các đồ ăn nhiều chất béo nữa. ư muốn xin lời khuyên của bác sỹ. Thanks Bs nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên khám BS răng để chữa viêm lợi, lấy cao răng và thường xuyên súc miệng nước sát khuẩn, không nên dùng tăm xỉa răng mà dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn giắt răng. Cần đo huyết áp ngày 3 lần vào sáng sớm ngủ dậy chưa vận động, 10 giờ sáng, và 15 giờ chiều xem biến động có lớn không, nhất là khi đau đầu nên đo HA. Nên uống nhiều nước trái cây, vitamin C để tăng độ bền thành mạch
anhgiang đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi em mang thai được 20 tuần hàng ngày em thường uống 02 cốc sữa bà bầu ăn uống bình thường như thế có cần phải bổ sung viên thuốc canxi không ạ? em nghe nói phụ nữ mang thai không được nằm ngửa mà em thì thường xuyên nằm ngửa, nằm nghiêng về bên trái thì hơi khó chịu? em cảm ơn BS nhiều.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sữa chưa đủ lượng can-xi cần thiết. Bạn nằm với tư thế nào bạn thấy thoải mái nhất để ngủ được là tốt.
Phương QN đã bình luận
Em mang thai tháng thứ 4 rồi . Vậy Xin bác sĩ tư vấn giúp trong thời kỳ mang thai lên uống thuốc sắt loại gì và uống như thế nào? và trong khi mang thai thì có cần tiêm phòng loại thuốc hay vacxin gì không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tiêm phòng uốn ván 2 mũi cách nhau 1 tháng. Bạn nên làm XN máu đánh giá tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thế nào rồi uống theo đơn BS. Hiện tại thai còn nhỏ thì mức đôl thiếu chưa nhiều (nếu 3 tháng đầu bạn không nghén kém ăn) thì uống Obimin ngày 1 viên. Thai to lên cần nhiều hơn thì nên XN.
nguyenthithanhlan đã bình luận
bac si cho em hoi? em nghe nguoi ta noi khi co thai ko nen ngoi xom nhieu .dieu do co dung hay sai cho em biet vi em rat hay phai ngoi xom ?em cam on
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cũng đúng 1 phần, chẳng qua là có thai bụng to, ngồi xổm đứng lên ngồi xuống khó khăn, hay chóng mặt hoa mắt dễ ngã và nguy hiểm. Kiêng ngồi xổm sau đẻ thì đúng hơn vì dễ sa tử cung.
nguyenthithanhlan đã bình luận
chao bac si! em dang mang thai thang thu 5 va em rat thich an kem va an rat nhiu kem vay cho em hoi an nhiu do lanh co anh huong den thai nhi ko?em cam on!
Meyeucon.org đã bình luận
Ăn kem hoặc uống nước lạnh, nước đá dễ gây co thắt tử cung, ko nên lạm dụng. Ngoài ra kem chứa nhiều đường, có nguy cơ gây tiểu đường thứ phát hoàn toàn không tốt.
HOÀN TOÁN đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi,là em nam nay 25 tuổi,đang mang bầu dc 18 tuần,khi nào thì em tiêm phòng dc ah? và phải tiêm bao nhiêu mũi ah? em cam on bs nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn có thể tiêm ngay mũi 1 phòng uốn ván, sau 1 tháng tiêm mũi 2. Không nên tiêm phòng gì khác