Điều này để đảm bảo toàn bộ thai kỳ của bạn khỏe mạnh và không có bất cứ nguy cơ biến chứng nào có thể đe dọa nghiêm trọng đến 2 mẹ con bạn được.
Lý do bạn nên chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu mang thai?
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), gần 4.000.000 phụ nữ Mỹ sinh con mỗi năm. Trong đó gần 1/3 trong số họ thường gặp một số các biến chứng liên quan đến thai kỳ.
Theo đó những người không được chăm sóc đầy đủ trước khi sinh có nguy cơ biến chứng cao hơn do không được phát hiện hoặc không xử lý sớm. Điều đó, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
Do đó, chăm sóc sức khỏe trước khi sinh càng sớm càng tốt là một hành động quan trọng ngay cả trước khi bạn mang thai. Chăm sóc sớm trước hoặc khi bắt đầu thai kỳ, sẽ tạo cơ hội bảo đảm sức khỏe của chính bạn và em bé tốt hơn.
7 Kế hoạch chăm sóc trước khi mang thai
1. Lý tưởng nhất, việc chăm sóc sức khỏe nên được áp dụng từ khi bắt đầu bạn có ý định mang bầu. Vì thế, nếu bạn đang lập kế hoạch mang thai, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cẩn thận.
Bác sĩ có thể làm những xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang có sức khỏe tốt và không có bất kỳ căn bệnh hoặc điều kiện khác mà có thể ảnh hưởng đến sự mang thai. Nếu bạn có bệnh tật nào đó trong người thì đây cũng là thời điểm tốt để phát hiện bệnh.
2. Nếu bạn đã hoặc đang trong quá trình điều trị một bệnh mãn tính nào đó như bệnh tiểu đường, hen suyễn, huyết áp cao, tim mạch, dị ứng, bệnh lupus (một rối loạn viêm có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể), trầm cảm, hoặc một số bệnh tình khác thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc làm thế nào để nó không ảnh hưởng đến sự mang thai của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải thay đổi hoặc loại bỏ một số loại thuốc – đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên (12 tuần) của thai kỳ để giảm nguy cơ cho thai nhi. Hoặc, bạn có thể cần phải thận trọng hơn trong quá trình quản lý tình trạng sức khỏe của chính bản thân bạn.
Ví dụ, nếu bạn bị tiểu đường thì cần phải đặc biệt cẩn thận về việc giữ lượng đường trong máu dưới sự kiểm soát trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai và trong khi mang thai của mình. Mức độ bất thường đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và các biến chứng khác.
3. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn nói chuyện với bác sĩ về các thói quen khác có thể gây rủi ro cho em bé nhà bạn, chẳng hạn như uống rượu hay hút thuốc lá.
4. Bạn cũng nên hỏi về việc bắt đầu sử dụng một loại vitamin tổng hợp có chứa acid folic, canxi, và sắt trong quá trình mang thai như thế nào?
Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai vì vitamin cung cấp nhiều acid folic để loại trừ các khuyết tật ống thần kinh (vấn đề với sự phát triển bình thường của cột sống và hệ thần kinh) thường xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ.
5. Nếu bạn hoặc chồng của bạn có một lịch sử gia đình với những rối loạn di truyền quan trọng và bạn nghi ngờ một trong hai người có thể ảnh hưởng đến sự mang thai của bạn thì nên tiến hành các thử nghiệm di truyền.
Bạn hãy nói chuyện này với các bác sĩ, bác sĩ sẽ có thể giới thiệu bạn làm một số thử nghiệm di truyền nếu cần thiết.
6. Nếu bạn thấy rằng bạn đang mang thai trước khi bạn bắt đầu làm này thì đừng lo lắng. Những kế hoạch chăm sóc sức khỏe này không phải là quá muộn vì nó vẫn giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và của em bé.
Nếu có điều kiện và kinh tế dư dả, một phụ nữ mang thai nên có những người chăm sóc sức khỏe sau:
– 1 bác sĩ khoa sản (bác sĩ chuyên về mang thai và sinh con)
– 1 bác sĩ phụ khoa (bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe phụ nữ)
– Bác sĩ gia đình (bác sĩ chuyên cung cấp một loạt các dịch vụ cho các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi – trong một số trường hợp, bao gồm chăm sóc sản khoa – thay vì chuyên về một lĩnh vực)
– 1 nữ y tá, nữ hộ sinh (y tá thực hành về nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ, kể cả chăm sóc trước khi sinh, trong khi mang bầu hoặc sau khi sinh nở để không có biến chứng)
7. Bất kỳ một sự chăm sóc sức khỏe nào đều thực sự cần thiết đối với những phụ nữ đang dự định hoặc đang mang bầu cho dù cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh đi chăng nữa. Bởi vì khi thai nghén hoặc sinh đẻ, có rất nhiều biến chứng bất thường không thể dự đoán trước được sẽ xảy ra.
Chưa kể, nếu bạn có những nguy cơ sau thì nhất thiết phải tìm đến một bác sĩ chuyên môn để được chăm sóc sức khỏe:
– Bạn bị tiểu đường hoặc bệnh tim mãn tính
– Có tăng nguy cơ đẻ non
– Bạn mang thai khi trên 35 tuổi
– Bạn có những yếu tố phức tạp khác khiến bạn mang bầu có nguy cơ nguy hiểm cao