Đã hai tháng nay, bé Chip đêm nào cũng thức chong chong. Nếu không ưỡn người lên khóc thì cũng giơ tay cào mặt hay đánh mẹ. Bố thì cầm dao chém khắp nhà đuổi vía.
Mẹ Chip với đôi mắt thầm quần, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, đôi mắt mỏi mệt than thở: “Từ khi sinh, con em đã hay khóc buổi đêm. Các bà bảo cháu khóc dạ đề, hết 3 tháng 10 ngày thì thôi, nhưng sao con nhà em vẫn khóc suốt”.
Đã hai tháng nay, bé Chip đêm nào cũng thức chong chong. Nếu không ưỡn người lên khóc thì cũng giơ tay cào mặt hay đánh mẹ. Bố thì cầm dao chém khắp nhà đuổi vía. Có hôm, mẹ Chip nghe người ta mách, đi cắt cành dâu, roi dâu để đầu giường, rồi cắt cầu quần áo cũ ra đốt vía, thắp hương bàn thờ cầu xin thần linh thổ địa mà tình hình vẫn không thuyên giảm. Có khi, bé khóc hơn 1 tiếng đồng hồ, mệt quá rồi ngủ thiếp đi.
Sau khi đi vái tứ phương, mẹ Chip mới dẫn con đi khám dinh dưỡng. Hóa ra bé khóc đêm vì bị thiếu canxi.
Các mẹ chú ý khi bé khóc đêm nhé!
Với những bé mới sinh, bé khóc đêm có thể do bé tè dầm, bị đói. Ban đêm bé ngủ không thẳng giấc kèm với việc hay đổ mồ hôi có thể là do cháu vẫn thiếu vitamin D và canxi. Bên cạnh việc uống sữa và bổ sung vitamin D mẹ cần cho bé phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày vào lúc nắng nhẹ.
Mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi khi ngủ không. Mùa nóng, các mẹ hay để điều hòa, quạt thổi vào mặt bé khiến con không thở được.
Với những bé trên 1 tuổi, thỉnh thoảng vẫn thức dậy, chơi đêm hay quấy bố mẹ, bố mẹ phải cực kỳ chú ý nhé. Vào tuổi mọc răng hay trong người có nhiều thay đổi, bé có thể thức giấc ban đêm. Nếu bố mẹ cũng dậy theo, bật đèn cho bé chơi hoặc bé ăn, sẽ tạo cho bé thành một thói quen không tốt. Cứ đến đêm bé lại dậy, đòi bố mẹ điều nọ điều kia, cả nhà mất giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé.
Nếu bé thức dậy chơi đêm, bố mẹ nên lờ đi như không biết, không lên tiếng, không dỗ dành, thậm chí không cả dọa nạt nữa. Các con chơi chán một mình trong bóng tối thì lại ngủ tiếp.
Ban ngày bé cười đùa nhiều, buổi tối bé hay đi ngủ bé hay bị nằm mơ, giật mình, tỉnh dậy vào buổi đêm vì sợ hãi. Bé có thể khóc to, nhưng mắt vẫn nhắm nghiền. Bố mẹ có thể lên tiếng dỗ dành để bé biết là bố mẹ ở bên cạnh. Làm như vậy khiến bé cảm thấy yên tâm và tự ngủ tiếp được.
Nhiều mẹ vẫn chia sẻ kinh nghiệm để cho bé yên tâm ngủ ngon giấc là tập cho bé ngủ thẳng giấc, không nên ăn sữa hoặc bú ti mẹ vào ban đêm. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã không cần ăn đêm. Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe. Mẹ có thể mua những quyển truyện ít chữ, tranh to nhiều màu, chỉ cho con xem. Giao hẹn trước với bé, khi hết truyện thì gấp sách, tắt đèn và đi ngủ.
Để bé ngủ ngon giấc hơn, trước khi bé đi ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài… không để bé đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Hướng dẫn bé tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều. Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để tránh bí mồ hôi, có thể trở mình cho bé để mồ hôi không bị thấm đẫm nếu bé cứ ngủ nguyên một tư thế.
Nếu tình trạng ngủ không thẳng giấc của bé kéo dài, rất có thể bé bị chứng rối loạn giấc ngủ. Các BS khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để BS chuẩn đoán trẻ khóc có phải do bệnh lý hay không nhằm có hướng điều trị kịp thời.
le thao uyen đã bình luận
be nha minh nay gan duoc 13 thang, hom bua chu nhat 16/12/2012 minh va ong xa be be di dao dao choi , luc do khoang 17h30 gi do, tu hom di choi e den gio be miu nha minh cung khoc suot, cu 10h den 12h truoc khi di ngu la be lai khoc, me nao co cach gi ko chi cho minh voi. may dem nay con cu khoc vay xot ruot vo cung, nhung ko biet phai lam sao? do cach nao cung ko nin. cam on may me nhieu.