Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ sơ sinh và pH da

Việc duy trì độ cân bằng pH sinh lý da rất cần thiết, đặc biệt là khi chăm sóc da cho trẻ nhỏ. Điều này, không chỉ giúp làn da bé khoẻ mạnh mà bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa một số bệnh về da cho bé.

Mẹ cần hiểu gì về pH sinh lý da của trẻ

Như chúng ta đã biết, cấu tạo bình thường của da gồm có: lớp thượng bì, lớp bì và lớp hạ bì. Lớp thượng bì bên ngoài tiếp xúc với môi trường có chức năng bảo vệ da chống lại các tác nhân có hại của môi trường như: hoá chất, chất bẩn, vi khuẩn, tia cực tím… Lớp bì gồm tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tạo nên đặc tính sinh lý bảo vệ da, các dây thần kinh cảm giác, mạch máu nuôi dưỡng làn da. Lớp hạ bì gồm: mô mỡ, mạch máu thần kinh lớn.

Ở trẻ nhỏ, do cấu trúc và chức năng của da chưa hoàn thiện nên “hàng rào” bảo vệ da rất kém, da trẻ dễ bị nhiễm trùng, tổn thương và đồng thời cũng dễ mất cân bằng pH.

Bình thường pH sinh lý da có tính axit nhẹ, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh và duy trì sự sừng hoá bình thường của da.

Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa cũng cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa pH da và sự xuất hiện các bệnh lý về da. Nếu sự cân bằng pH da bị phá vỡ, làm pH da tăng cao, sẽ kéo theo các bệnh về da cũng tăng (chẳng hạn pH da ở mức 6: trẻ có thể bị chốc đầu, viêm da mủ, ở mức 7: xuất hiện bệnh chàm, ở mức 8: gây ngứa hậu môn, mức 9: gây hăm kẽ). Ngược lại, nếu pH da ở mức trung bình 5,2 thì các vi khuẩn gây bệnh về da nói trên đều bị tiêu diệt hoàn toàn. Điều này giải thích vì sao việc duy trì pH da bình thường lại có ý nghĩa quan trọng như vậy bởi nó có thể giúp phòng ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn trên da.

Cân bằng pH sinh lý da cho bé như thế nào?

pH sinh lý của da có tính acid (= 5,2) là nhờ 4 yếu tố sau: carbonic anhydrase, acid béo tự do, amino acid, lactic acid. Trong đó, acid lactic đóng vai trò quan trọng nhất (tạo 50% độ acid của da).

Tuy da trẻ em có độ pH tương tự như da người lớn nhưng do làn da của trẻ rất mỏng manh, dễ bị kích thích, nhiễm trùng, cho nên việc chăm sóc vệ sinh da cũng đặc biệt hơn nhiều, vừa đòi hỏi phù hợp với sinh lý làn da nhạy cảm của bé, vừa đảm bảo duy trì pH acid tự nhiên của da.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi tắm rửa vệ sinh da cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chúng ta không nên dùng xà phòng thông thường mà thay vào đó hãy lựa chọn loại sữa tắm dành riêng cho bé, có tính acid nhẹ, sẽ giúp tái tạo và duy trì pH da, rửa sạch chất bẩn, không làm khô da và cũng không chứa các thành phần gây kích ứng. Bên cạnh đó, còn giúp bảo vệ các thành phần tự nhiên của da.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những loại sữa tắm có chứa hai thành phần Acid lactic và Lactoserum rất thích hợp cho da bé vì hội tụ nhiều ưu điểm có lợi cho làn da của trẻ sơ sinh.

Acid lactic là chất tiết tự nhiên ở da có vai trò rửa sạch da, duy trì pH sinh lý da, nhờ đó da bé tránh được những vi khuẩn gây bệnh; còn Lactoserum là chất chiết xuất từ sữa, giàu vitamin và khoáng chất, không gây dị ứng, giúp nuôi dưỡng da bé mềm mại, mịn màng hơn.

Sự phối hợp của hai thành phần này vừa làm tăng tác dụng của acid lactic, khôi phục và duy trì pH acid tự nhiên của da, vừa bảo vệ da bé không bị các bệnh nhiễm trùng.

Meyeucon.org - 18/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Sai lầm “chết người” khi mẹ cho bé bú không đúng cách
  • Chăm sóc bé 6-8 tháng tuổi.
  • Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn