Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những dấu hiệu mang thai sớm

Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau; tuy nhiên, một trong những dấu hiệu có thai quan trọng nhất là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Cần phải hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng của mang thai vì mỗi dấu hiệu đều có thể liên quan đến vấn đề khác ngoài mang thai.

Một số phụ nữ thấy có dấu hiệu mang thai trong vòng 1 tuần sau khi thụ thai. Đối với một số khác thì các dấu hiệu mang thai có thể phát triển trong vài tuần hoặc không có biểu hiện gì cả. Dưới đây là danh sách một số các dấu hiệu có thai. Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và thấy có các dấu hiệu này, nên kiểm tra để biết mình có thai hay không.

1. Chảy máu dưới da:

Chảy máu dưới da là một trong các dấu hiệu sớm nhất của thời kỳ mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con. Một số phụ nữ sẽ thấy những đốm máu nhỏ cũng như bị chuột rút. Các nguyên nhân khác: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi, thay đổi về thuốc tránh thai, nhiễm bệnh hoặc bị trầy da do giao hợp.

2. Trễ hoặc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Trễ hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ mang thai khiến phụ nữ phải kiểm tra xem mình có thai hay không. Khi bạn có thai, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn sẽ bị mất. Nhiều phụ nữ có thể bị chảy máu trong khi mang thai, nhưng nhìn chung là xảy ra trong thời gian ngắn hoặc nhẹ hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các nguyên nhân khác: tăng/giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về hóc môn, căng thẳng, do ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hoặc cho con bú.

3. Ngực căng, đau nhức

Ngực căng hoặc đau nhức là một dấu hiệu mang thai, có thể bắt đầu ngay từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Phụ nữ có thể nhận thấy được những thay đổi ở ngực, chúng trở nên nhạy cảm hơn, đau hoặc căng lên. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn, thuốc tránh thai, sắp có kinh nguyệt cũng làm cho ngực căng hoặc đau nhức.

4. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu mang thai, dấu hiệu này cũng có thể bắt đầu ngay tuần đầu sau khi thụ thai. Các nguyên nhân khác: Căng thẳng, kiệt sức, trầm cảm, cảm cúm thông thường, hoặc các chứng bệnh khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

5. Nôn, nghén

Dấu hiệu mang thai thường có này thường xuất hiện từ tuần thứ 2-8 sau khi thụ thai. Một số phụ nữ may mắn không phải trải qua giai đoạn nghén, trong khi nhiều người khác sẽ phải cảm thấy nôn nao suốt hầu hết thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm, căng thẳng hoặc rối loạn dạ dày cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

6. Đau lưng

Đau phần lưng phía dưới có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu thời kỳ mang thai; tuy nhiên, phụ thường bị đau lưng suốt toàn bộ thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Sắp có kinh nguyệt, căng thẳng, các bệnh khác ở lưng, và căng cơ bắp hoặc căng thẳng thần kinh.

7. Đau đầu

Sự tăng đột biến lượng hóc môn trong cơ thể có thể khiến bạn đau đầu vào đầu thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân khác: Thiếu nước, mất lượng cafein, sắp có kinh nguyệt, căng mắt, hoặc các bệnh khác có thể là nguyên nhân của chứng đau đầu kinh niên.

8. Đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhận thấy mình hay đi tiểu. Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, uống nhiều nước hoặc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu.

9. Núm vú trở nên sẫm màu

Nếu bạn mang thai, vùng da quanh núm vú sẽ có màu sẫm hơn. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.

10. Các thực phẩm ăn do nghén

Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt.

Meyeucon.org - 22/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mang thai

Bài viết liên quan

  • Những dấu hiệu cho biết chắc chắn bạn đã có thai
  • Những triệu chứng khi mang thai thường gặp – Infographic
  • Những dấu hiệu của việc mang thai
  • Tuần thứ hai của thai kỳ
  • Dấu hiệu có thai sớm nhất

Bình luận

  1. maituyet đã bình luận

    14/03/2014 at 1:53 chiều

    Chao BS
    Vợ chông em quan hệ đã được 7 ngày rồi, em rất muốn có con, nhưng em vẫn không dám thử que, bs cho em hỏi ở tuần đầu tiên làm sao mình biết mình có thai hay ko. Mấy hôm nay em rất hồi hộp lo lắng, em cảm thấy tức ngực và hơi khó thở có phải do em lo lắng quá ko.

    Trả lời
  2. hoa tinh đã bình luận

    06/09/2013 at 11:54 sáng

    bac si oi .cho chau hoi la ; sau khi chau thuc hien viec bom tinh trung vao tu cung xong ,khoang 2 ngay thi chau bi u tai dau dau va nguc bi cang va dau .bac si co the cho chau biet la chau bi lam sao khong a

    Trả lời
  3. Thuyền đã bình luận

    25/07/2013 at 10:19 sáng

    Chào BS!! Kinh nguyệt của em thường không đều, có thể nói là mỗi tháng em đều có kinh nhưng không đúng ngày, mà gần mấy tháng nay thì em thấy có kinh vào ngày 23 hay 24 nhưng thường là 3 ngày thì hết. Mỗi khi hành kinh em đều thấy có cục máu nhưng đến tháng 7 này em cũng bị là ngày 24 nhưng mà cũng nhiều và có màu nâu không có màu đỏ tươi và ngày thứ 2 thì ít em phải dùng băng vệ sinh hằng ngày.Theo chị thì em có khả năng mang thai không??? vậy làm cách nào để phân biệt được máu báo thai hay máu kinh nguyệt.Nếu như muốn có thai thì làm bằng cách nào zị???? vì kinh nguyệt của em không đều nên cũng khó mà biết…Mong BS chỉ giúp….vì em rất mong có baby…

    Trả lời
« Phản hồi cũ hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn