Trước đây, mỗi năm Khoa Bỏng – Chấn thương Chỉnh hình (BV Nhi Đồng II) chỉ tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị đứt gót chân, nhưng BS Nguyễn Quang Anh, Khoa Bỏng BV này cho biết, gần đây, có những tháng, khoa này tiếp nhận điều trị nội trú đến 10 ca.
Tổn thương vùng gót chân được xem là một tổn thương nặng, đặc biệt là ở trẻ em. Đây là một vùng luôn chịu tác động của sức nặng cơ thể, ít mạch máu nuôi dưỡng và thường xuyên va chạm nên khi bị thương rất dễ dẫn đến hoại tử gân gót, nhiễm trùng xương.
Điển hình như trường hợp bệnh nhi Văn H. N. (tám tuổi, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) bị căm xe cắn đứt gót chân phải, gây nên một vết thương dài khoảng 9cm. Tại BV đa khoa tỉnh Bạc Liêu, nhân viên y tế đã khâu vết thương quá kỹ. Hai hôm sau, vết thương bị thâm tím và có dấu hiệu nhiễm trùng. Dù đã được rửa sạch và tiêm thuốc, sau sáu ngày, vết loét ăn sâu vào chồi xương gót chân. Tại BV Nhi Đồng II, do bệnh nhi này bị “mất da” để lộ xương, nên các bác sĩ phải tiến hành cắt lọc da, lấy vạt da nơi khác để ghép xuống chân. Khoảng sau hai tuần, bệnh nhi được tháo chỉ và may lại lần nữa.
Tương tự, bé gái Trang Thụy An K. (chín tuổi, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), cũng bị thương do đưa gót chân vào căm xe. Vì không thấy chảy máu nhiều nên các nhân viên y tế địa phương chỉ làm sạch vết thương, băng chân bé lại và cho thuốc uống giảm đau. Bé K. về nhà tiếp tục chạy nhảy nhiều. Sau đó, K. bị mất cảm giác ở gót chân, thốn chân và thấy mệt. Gia đình đưa bé xuống BV Nhi Đồng II kiểm tra mới biết là bé bị đứt gân gót chân.
Đứt gót chân vì bánh xe máy là tai nạn thường gặp ở trẻ em, chủ yếu từ 6-10 tuổi, trong đó 90% xảy ra ở chân phải, vì bánh sau xe máy thường bị trống bên phải. BS Quang Anh khuyến cáo, khi trẻ bị chấn thương ở vùng gót chân, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi gần nhất để làm sạch vết thương trong vòng sáu giờ, không nên may quá kỹ trong những ngày đầu (thường chỉ đính vài mũi), và hạn chế đi lại để vết thương tự lành. Khi chở trẻ em ngồi trên xe gắn máy, phụ huynh phải luôn nhắc nhở con em không để gót chân đụng căm xe. Tốt nhất, nên mang giày cho trẻ khi ra đường và hạn chế cho trẻ ngồi sau xe máy.
Phạm Cao Thắng đã bình luận
Cho tôi hỏi: Bố tôi vừa qua bị tai nạn. Kết quả: gãy khớp cẳng chân phải. Sau khi phẫu thuật lắp xương thì khu vực vết mổ và gót chân bị hư da toàn bộ, gót chân tôi thấy hư sâu vào trong. Ba tôi được điều trị tại đà nẵng. Các bác sĩ đã chạy VAC, ghép da. Đến nay đã 2 tháng, qua 2 lần ghép da nhưng gót chân của bố tôi vẫn chưa liền da, vẫn hở giữa gót dưới chân với phần da ghép, hình như phía da dày ở dưới gót chân có hiện tượng bị hư (tôi thấy trăng trắng) , có dịch tiết ra. Bác sĩ đã cho xuất viện về nhà nhưng vết thương vẫn vậy. Xin bác sĩ tư vấn gúp tôi cách điều trị, nơi điều trị để vết thương ba tôi mau lành.
Ba Tôi 58 tuối, ở quảng ngãi.
Nếu không phiền xin bác sĩ mail giúp qua địa chỉ mail của tôi để tôi được biết sớm vì có khi vô này tìm rất lâu nhưng ko ra.
Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn.
Địa chỉ: caothang195@gmail.com. Điện thoại: 0983975246.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn vào hộp thư của GS-TS Bùi Chu Hoành chuyên gia hàng đầu của VN về chấn thương.Email gsbuichuhoanh@gmail.com hoặc thienduhospital@gmail.com