Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi nên cần phải rất thận trọng, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Phần lớn, thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu gây hại cho thai.
3 tháng đầu thai kỳ: Là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…). Một số thuốc cản trở sai lệch quá trình này gây ra dị tật, quái thai.
3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện. Giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc nên ít bị gây hại. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này.
3 tháng cuối thai kỳ: Là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải. Trong khi đó nhau thai đã thay đổi (mỏng đi) nên nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai. Giai đoạn này thuốc gây hại cho thai, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.
Trong giới hạn bài này xin lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc chữa các triệu chứng như viêm loét dạ dày – tá tràng.
Nôn, buồn nôn: Không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Tuy thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Nếu nôn nhiều có thể cho thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin.
Thuốc giảm đau: Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.
Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium).
Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.
Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.
– Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.
Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho người có thai:
– Người có thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết.
– Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Bởi tính an toàn này là tương đối và chỉ có được khi dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
– Khi bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều thấp vừa đủ chữa bệnh không nên nôn nóng muốn khỏi ngay, không dùng liều cao.
BS Trần Thị Minh Phương
vuong thanh thao đã bình luận
em hoi voi ah! em da dung thuoc da day panotox dung vao ngay em quan he,,bay gio e moi phat hien ra minh co thai tu lan quan he do ngay hom do.den luc e phat hien thi da dung het 20 vien thuoc panotox. cho e biet co anh huong den thai khong ah? em lo qua
Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên dừng thuốc. Nếu muốn dùng bất kỳ thuốc gì bạn phải biết chắc chắn rằng không có thai, giờ đã như vậy rồi thì phải chờ thai đủ 12-14 tuần đi khám siêu âm trong chương trình sàng lọc trước sinh