Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nguyên nhân của sảy thai nhiều lần

Sau khi sẩy thai, nhiều phụ nữ rơi vào tâm trạng bi quan. Việc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này rất quan trọng vì nó có thể giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân. Những thông tin sau sẽ giúp bạn tìm kiếm cơ hội mang thai và giữ gìn mầm sống.

Lần đầu mang thai nhưng bị sẩy sẽ tạo “huông” cho lần sau?

Nếu sẩy thai lần đầu do tai nạn, chấn thương sẽ không gây ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể mang thai trong vòng 6 tháng sau khi sẩy nhưng phải đảm bảo sức khỏe tốt. Tỷ lệ đậu thai có thể đạt 85%.

Những nguyên nhân gây xảy thai lặp lại

– Dị dạng ở tử cung như tử cung một sừng, tử cung hai sừng, tử cung đôi dính buồng tử cung …gây cản trở cho việc đậu thai. Bệnh tử cung cần phải được giải phẫu đưa tử cung về đúng hình dạng mới có cơ hội mang thai thành công.

– Bất đồng nhóm máu Rh (Rhesus) giữa mẹ và con sẽ gây ra tình trạng miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu con và gây sẩy thai.

Thai phụ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể Rh. Bác sĩ sẽ theo dõi dấu hiệu thai nhi thiếu máu và có thể truyền máu cho bé trước khi sinh.

– Rối loạn kích thích tố: Nguyên nhân do hoàng thể không tiết ra đủ progesterone, nội tiết tố giúp cho việc làm tổ và phát triển của thai nghén trong tử cung như những người bình thường. Trong trường hợp này, thai phụ nên sử dụng thuốc chứa nội tiết tố theo đúng chỉ định của bác sĩ dưới dạng tiêm hoặc dạng viên uống như duphaston, utrogestan…Ngoài ra, người bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường cũng gây mất cân bằng kích thích tố trong cơ thể.

– Nạo phá thai nhiều lần dẫn đến hở hoặc rách cổ tử cung. Bác sĩ sẽ khâu cổ tử cung khi thai từ 14 tuần, giúp cổ tử cung đóng kín.

– Nhiễm khuẩn tử cung khiến trứng không làm tổ được. Một số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu, âm đạo… Cách tốt nhất là điều trị dứt điểm bệnh này.

– Ngoài ra, có hơn 50% trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân. Người phụ nữ rất cần hỗ trợ tâm lý, theo dõi các bác sĩ chuyên môn trong thời gian dài để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp.

Sẩy thai liên tiếp trong ba tháng đầu của thai kỳ

Trong 100 ca sẩy thai liên tiếp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khoảng 50 – 70 trường hợp là do những hiếu hụt nhiễm sắc thể… Những bất thường nhiễm sắc thể thường xảy ra ở những sản phụ trên 35 tuổi. Trong đa số trường hợp, các thiếu hụt này thường xảy ra một cách ngẫu nhiên và không phải lúc nào cũng xảy ra trong lần mang thai kế tiếp.

Giải pháp trong các trường hợp: Bác sĩ cho biết: “Với những trường hợp sẩy thai, khi mang thai lại lần sau, người mẹ sẽ được bác sĩ kê toa thuốc uống để giữ và dưỡng thai, thuốc giảm co và khâu vòng cổ tử cung để phòng sẩy thai”. Tuy nhiên, để đề phòng, bạn hãy lưu ý những điều sau:

– Không nên sinh con khi quá lớn tuổi, tuổi thích hợp để mang thai và sinh nở là dưới 35.

– Tránh làm việc nặng nhọc quá sức, bảo vệ bản thân tốt trong điều kiện lao động độc hại.

– Vợ và chồng nên đi khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn để xác định nhân tố Rh có thể gây rắc rối cho thai nhi.

– Đừng để bị áp lực tâm lý nặng nề, từ bỏ ước mơ làm mẹ. Nguyên nhân nào có biện pháp đó, y khoa sẽ giúp người phụ nữ tìm lại thiện chức làm mẹ.

Meyeucon.org - 22/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ sảy thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • 4 món ăn ‘thần kì’ chữa sảy thai quen dạ
  • Sẩy thai sớm vì những nguyên nhân không rõ ràng
  • Bị sảy thai liên tiếp và những sai lầm thường gặp
  • Chủ động phòng ngừa sảy thai
  • 10 điều nên tránh để không bị sảy thai

Bình luận

  1. LAN đã bình luận

    19/04/2013 at 9:08 sáng

    bác sĩ cho e hỏi e bị sảy thai rồi sau đó e đi gặp bác sĩ để khám và đã làm thủ thuật để hút sạch rồi sao giờ được 3 hôm rồi mà vẫn bị ra máu ah

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn